THI CA ANH MỸ


* Stopping by Woods on a Snowy Evening * The Road not Taken * An Old Man's Winter Night * My November Guest * Meeting and Passing * Birches * Asking for Roses * Because I could not stop for Death * It was not death, for I stood up * We Grow Accustomed to the Dark * Ode to a Nightingale * Ode toa Grecian Urn * To Autumn * Ode to Melancholy * Ode to Indolence * Ode to Psyche * Sonnet 18 * Sonnet 29 * Sonnet 30 * Sonnet 33 * Sonnet 2 * Sonnet 14 * Sonnet 15 * Sonnet 33 * Sonnet 35 * Sonnet 44 * Sonnet 46 * Sonnet 55 * Sonnet 56 * Sonnet 57 * Sonnet 61 * Sonnet 71 * Sonnet 73 * Sonnet 75 * Sonnet 104 * Sonnet 116 * She Walks in Beauty * The Solitary Reaper * I Wander Lonely as a cloud * The world is too much with us * My Heart Leaps Up * Ozymadias * Ode Ode to the West Wind * The Second Coming * The Lake Isle of Innisfree * When You Are Old * Uphill * Sudden Light
Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII
WILLIAM SHAKESPEARE (1792-1822)

William Shakespeare là một nhà thơ, viết kịch, và diễn viên Anh, được nhiều người xem là nhà văn lớn nhất trong ngôn ngữ Anh và là nhà viết kịch lớn nhất thế giới. Ông thường được gọi là "national poet" (nhà thơ quốc gia) của Anh và "Bard of Avon" (Nhà thơ của Avon). Những công trình hiện còn gồm có Collaborations - bao gồm khoảng 38 vở kịch, 154 bài thơ Sonnet, hai bài thơ truyện dài, và những bài thơ khác trong đó có một số không rõ tác giả. Những vở kịch của ông được dịch sang nhiều thứ tiếng và được trình diễn nhiều hơn bất kỳ một soạn giả nào khác.
Shakespeare sinh ra và lớn lên ở Stratford-upon-Avon, Warwickshire. Lúc 18 tuổi, ông lập gia đình với Anne Hathaway, và sau đó có ba con: Susanna, và hai con sinh đôi là Hamnet và Judith. Một thời gian nào đó giữa năm 1585 và 1592, ông bắt đầu sự nghiệp của ông ở London như một diễn viên, nhà văn, và cùng làm chủ một công ty kịch nghệ mang tên Lord Chambelain's Men, về sau đổi thành King's Men. Ít có tài liệu nào còn lại về đời tư của Shakespeare, khiến có nhiều suy diễn về những vấn đề như diện mạo, lưỡng tính hay đơn tính (bisexual ỏ hetrosexual), và tín ngưỡng của ông, hay nghi vấn những công trình được nói là của ông có phải do những người khác viết hay không. Shakespeare sáng tác phần lớn những công trình của ông giữa năm 1589 và 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là những hài kịch (comedies) và lịch sử (histories), và những vở kịch nầy được xem như một phần của công trình giá trị nhất của ông được sáng tác trong thể loại nầy. Sau đó ông viết những bi kịch (tragedies) cho đến khoảng năm 1608 - kể cả Hamlet, Othello, King Lear, và Macbeth, được xem như một số tác phẩm kiệt xuất nhất trong ngôn ngữ Anh. Vào giai đoạn cuối của ông, ông viết những bi hài kịch (tragicomedies), cũng được xem như những tác phẩm trữ tình (romances), và ông cộng tác với những soạn giả khác.
Nhiều vở kịch của ông được xuất bản theo nhiều hình thức với phẩm chất và độ chính xác khác nhau. Tuy nhiên, vào năm 1623, John Heminges và Henry Condell, hai người bạn đồng thời là diễn viên đồng nghiệp của Shakespeare, xuất bản một công trình rõ ràng hơn mang tên First Folio, một tuyển tập sau khi ông qua đời gồm những kịch bản của ông trong đó có tất cả mọi công trình của ông ngoại trừ hai tác phẩm mới được nhìn nhận sau này là của Shakespeare. Trong thế kỷ 20 và 21, những công trình của ông đã liên tục được phóng tác và được tái khám phá bởi những phong trào mới trong giới học giả và kịch nghệ. Những vở kịch của ông hãy còn rất phổ biến, và thường xuyên được nghiên cứu, trình diễn, và được tái diễn dịch trong những văn mạch chính trị và văn hóa khác nhau khắp thế giới.
Nghi vấn Đơn Tính hay Lưỡng tính
Những bài sonnets của shakespeare thường được diễn dịch như là bằng chứng lưỡng tính (bisexuality) của ông. Ban đầu những bài thơ đó được xuất bản năm 1609 không có sự chấp thuận của ông. Trong đó có 126 bài có vẻ là những bài nói về tình yêu đối với một thanh niên được biết với cái tên "Fair Lord" hay "Fair Youth" - thường được giả định cũng chính là "Mr W.H." mà các bài thơ đề tặng. Danh tánh của nhân vật nầy (nếu là người thực) hãy còn chưa rõ. Những đối tượng giả định phổ biến nhất là những ông bầu của Shakespeare, Henry Wriothesley, Bá tước của Southampton và William Herbert, Bá tước của Pembroke – cả hai được xem là những người đẹp trai khi còn trẻ.
Điểm quy chiếu hiển nhiên duy nhất về phái tính và tình dục của Shakespeare được tìm thấy trong những bài sonnets Dark Lady – những bài nầy mập mờ cho thấy nhà thơ và Lady là những tình nhân. Tuy nhiên, có nhiều đoạn trong các bài thơ đó nói đến Fair Lord (Sonnet 13, 15, 18, 20...) được cảm nhận như biểu lộ lòng ham muốn đối với một chàng trai trẻ. Những bài thơ nầy nói đến những đêm không ngủ, âu lo và ghen tức do tuổi trẻ gây nên.
Những nhà phê bình khác không đồng ý như thế và đáp trả rằng những đoạn thơ như thế có thể ám chỉ tình bạn cao thượng nồng nàn theo kiểu tình bạn Platon (intense platonic friendship), thay vì tình dục. Trong phần phi lộ cho lần tục bản 1961, Douglas Bush có viết, "Vì độc giả hiện đại không quen với những tình bạn nam giới nồng nàn như thế và dễ có ngay ý tưởng đồng tính, nên chúng ta nên nhớ rằng một tình yêu cao thượng như thế - thường vượt lên tình yêu nam nữ - có thể có thực trong đời thực, từ Montaigne đến Sir Thomas Browne, và rõ nét nhất trong văn chương Phục Hưng (Renaissance)." Richard Dutton viết rằng học giả A. L. Rowse về Shakespeare không bao giờ chấp nhận chuyện nhà thơ nầy là đồng tính chút nào; ông cho rằng quan tâm của Shakespeare đến tuổi trẻ không hề liên quan đến tình dục.
Một giải thích khác cho rằng những bài thơ nói trên không phải lý lịch tự khai mà chỉ là hư cấu, một trong những hình thức kịch tính hóa của Shakespeare, cho nên các nhân vật trong các sonnets không nên được giả đoán là chính Shakespeare.
Vào năm 1640, John Benson tục bản lần hai những bài sonnets, trong đó ông thay đổi phần lớn những đại danh từ giống đực sang giống cái để độc giả có thể tin rằng hầu như tất cả những bài sonnets đều nói về Dark Lady. Phiên bản sửa đổi của Benson trở thành phiên bản được biết đến nhiều nhất, và mãi cho đến năm 1780 Edmund Malone mới cho tái bản lại những bài sonnets đó theo hình thức ban đầu của chúng
Cuộc tranh luận tiếp tục trong thế kỷ 20. Vào năm 1944, phiên bản Variorum của những bài sonnets có chứa một phụ lục với những quan điểm mâu thuẫn của gần 40 bình luận gia. Một năm sau khi đạo luật ở Anh miễn truy tố những hành vị đồng tính giữa những đàn ông trên 21 tuồi, sử gia G. P. V. Akrigg xuất bản tài liệu nghiên cứu quy mô đầu tiên về Bá Tước Southampton, người mà, theo ông, không ai khác là "Fair Youth" trong các sonents. Akrigg viết, "Người ta phải hồ nghi có một yếu tố nằm ngay tại cội rễ của vấn đề... Tình yêu mà ông cảm thấy đối với Southampton rất có thể đã là tình cảm mãnh liệt nhất trong đời của ông." Khi viết về hiện tượng đồng tính trong thế giới của Southampton, Stephen Greenblatt, một lý thuyết gia văn học, giả định có một cái gì đã xảy ra – "cho dù họ chỉ âu yếm nhìn nhau hay ôm nhau, hôn nhau thắm thiết, ngủ với nhau."
Stanley Wells cũng đề cập vấn đề nầy trong Looking for sex in Shakespeare (2004), cho rằng phải có một quân bình giữa những người chủ trương phủ nhận mọi biểu hiện đồng tính trong các bài sonnets và những nhà bình luận theo phái tự do gần đây hơn có xu thế thiên hẳn về hướng kia và cho phép tình cảm của chính họ tác động lên nhận thức của họ. Một yếu tố khiến vấn đề tình dục của Shakespeare trở nên phức tạp là: những tình bạn đồng tính trong thời kỳ Phục Hưng thường mang đặc tính của những thể hiện yêu đương (như ngủ chung, tỏ tình), những biểu hiện mà những độc giả đương thời liên kết với những quan hệ tình dục hiện đại. - Đông Yên

Xin tìm đọc
Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ
Đã phát hành trên Amazon
Nhà sách Tự Lực [(714) 531-5290] và các nhà sách VN tại Hoa Kỳ
Email: dinh-song@att.net