Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII

Thảm Kịch Biển Thanh Bình, Đà Nẵng
Trích từ "Hành Trang về Mạn Ngược"
(...) Trong khi Dung dìu bà Biện Quế vào trong để nghỉ, vợ chồng Đăng bước vào nhà. Đăng là em trai kế của Thức đang ngụ trên Đường Trần Cao Vân, ngay phía sau Ga Đà Nẵng. Vì tính tình hai người không hợp nhau mấy nên họ ít gặp nhau và đến nhà nhau, nhất là sau khi Thức lập gia đình với Trinh. Đăng bảo thủ hơn cả Thức và có vẻ có bản lãnh hơn Thức, không thích ai nói đến chuyện vượt biên. Suốt thời gian xảy ra chiến tranh, do một vận động chạy chọt nào đó, cả Thức lẫn Đăng đều không nhập ngũ và hầu như không dính líu đến chế độ cũ về mặt chính trị. Không ai rõ họ có thân cộng hay không, nhưng khuynh hướng bài Mỹ của họ thì khá rõ nét, đôi khi rất cực đoan, bất công, và mù quán. Có lẽ một phần do họ phát xuất từ những vùng xôi đậu như Quế Sơn.
Sau khi chào cha mẹ và cả nhà, Đăng và vợ tìm ghế để ngồi và hỏi Dung,
- "Em còn ở đây mấy hôm?"
- "Sáng mốt em phải về lại Tam Kỳ. Nhà em phải đi giao trà ở Quảng ngãi vào ngày kia."
Đăng vừa quay sang ông bà Biện Quế vừa nói,
- "Nếu không có gì trở ngại, vợ chồng con xin mời thầy mẹ, anh Thức và em Dung đến dùng cơm chiều với chúng con vào chiều mai. Lâu lắm mói có dịp hội ngộ tương đối đông đủ như thế nầy. Con cũng sẽ mời chị Hồng cùng đến cho vui."
Bà Biện Quế ngồi xuống ghế trở lại và nói,
- "Nhà mình hiện rối như tơ vò; đâu còn đầu óc nào mà nghĩ đến ăn với uống. Chị Trinh con và mấy đứa cháu đã ra đi hơn ba tháng nay không biết sống chết thế nào."
Đăng liền quay sang Thức và hỏi,
- "Chị Trinh mang hết cả ba cháu đi hả anh Thức?"
Khi thấy Thức gục đầu, Đăng nói tiếp,
- "Tội nghiệp bé Thu Thủy chưa đầy ba tuổi. Làm sao cháu có thể sống sót trên biển?"
Dung lập tức ngắt lời Đăng,
- "Anh Đăng, tâm trí thầy mẹ đang vô cùng căng thẳng về tình thế nầy. Tốt nhất chúng ta nên chờ đợi và hy vọng mọi chuyện rồi ra sẽ có Trời Phật phù hộ."
Đăng hiểu ý của Dung và cảm thấy mình hơi hố khi vô tình gợi ra một viễn cảnh mà không một ai trong gia đình nầy muốn trực diện.
Vì thấy không khí cuộc nói chuyện có vẻ nặng nề hơn, Đăng liền nói với Dung,
- "Em hãy đưa thầy mẹ vào trong nghỉ ngơi. Thầy mẹ ngồi lâu không tiện đâu."
Sau khi ông bà Biện Quế vào bên trong, Đăng quay sang Thức một lần nữa và nói,
- "Anh Thức, nếu nói chia buồn với anh lúc nầy thì quả thực là tàn bạo và vô ý thức, vì dù sao thì hy vọng vẫn còn phía trước. Nhưng giữa anh và tôi đàn ông với nhau, tôi không thể che giấu nỗi lo âu cho chị và các cháu. Tôi không dám phán xét gì về việc ra đi của chị Trinh, mặc dù tôi không thích ai nói đến chuyện vượt biên.
Khi nghe câu nói của mẹ vừa rồi tôi mới thực sự hình dung cái bóng tối quá lớn trước mặt chúng ta. Trong thâm tâm tôi rất sợ cái viễn ảnh đó, nhưng hiện tôi cũng không có can đảm nói ra, như có lẽ chính anh cũng không dám nói ra, ngay cả với chính mình. Thay vì giữ một cái nhìn không mấy thuận lợi về những người vượt biên, tôi bắt đầu thương xót họ, đơn thuần vì tôi thương xót chị và mấy đứa cháu. Tôi hình dung những cực hình mà chị và các cháu có thể đã hoặc đang kinh qua trên đại dương, chưa nói đến cảnh súng nổ và người ngả gục trên tàu, trên biển.
Tôi, anh, thầy mẹ, Dung và chị Hồng đã từng chứng kiến những thi thể nằm phơi trên bãi biển Thanh Bình của Đà Nẵng nầy ngày nọ sang ngày kia với nhiều vệt đạn oan nghiệt và thù hằn trên da thịt đã sình trương đầy dòi bọ và ruồi nhặn. Hiện cảnh đó minh họa rõ nét một câu nói của người Tây Phương mà tôi và có lẽ cả anh đã học hồi còn trên ghế nhà trường, 'Ngươi là chó sói của người'.
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu không thấy chỉ thấy họ bắn giết những kẻ tay không rồi phơi thây họ trong ánh nắng mặt trời như để phô trương cái đỉnh cao trí tuệ của đảng cộng sản."
Đăng dừng lại một hồi lâu, và trước khi anh định nói tiếp, Dung lên tiếng,
- "Vào năm 1968, một đơn vị lính Mỹ tàn sát một số người dân tay không tại Mỹ Lai thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Chính nước Mỹ và thế giới đã đồng loạt lên tiếng tố cáo tội ác đó. Sau đó, viên sỹ quan chỉ huy cuộc hành quân đã phải ra toà lãnh án. Ở đây mỗi khi nói đến Mỹ, người ta cứ gọi họ là đế quốc nọ đế quốc kia. Đế quốc đâu không thấy, em chỉ thấy họ có một định chế pháp lý minh bạch và trong suốt, biết phân biệt kẻ cầm súng và kẻ tay không. Trong khi đó, tội sát nhân máu lạnh nhắm vào những người dân tay không như tội ác trên bãi biển Thanh Bình nầy thì gần như không một ai bên ngoài biết đến và không một ai lên tiếng. Nhưng đó chỉ mới một trường hợp và chỉ được một số ít người của Đà Nẵng biết đến. Có thể còn biết bao nhiêu trường hợp tương tự trên khắp Miền Nam nhưng thế giới bên ngoài làm sao biết đến?
Thì ra ở đâu có sự hiện diện của Mỹ ở đó có ánh sáng mặt trời; và mọi tội ác, nếu có, của Mỹ đều được phơi bày trong ánh sáng. Ngược lại, thế giới của cộng sản là thế giới của bóng tối nên người cộng sản được tự do phạm tội mà thế giới bên ngoài không hề hay biết. Thế mới biết đâu chỉ có người ngoại ban mới man rợ và độc ác với dân tộc mình. Chính chúng ta mới thực sự là những kẻ độc ác và man rợ với chính đồng bào của chính chúng ta, nhưng lại được bóng tối che chở. Dường như đất nước nầy đã khuất ánh mặt trời nên mọi tội ác, bạo động, và hành vi man rợ đều được cho phép. Dù không công khai nói ra, chế độ nầy dường như hoàn toàn đồng tình và biết ơn bọn hải tặc và thảo khấu ngoại bang, nhất là của Thái Lan. Họ không trực tiếp rước voi về giày mả tổ. Bầy dã thú của họ đã có sẵn trên đại dương ngoài kia. Bản năng dã thú của họ cũng đâu thua kém gì bản năng dã thú của bọn hải tặc nước ngoài?"

Xin tìm ón đọc Tuyển Tập Truyện Ngắn đã phát hành trên Amazon.com
Câu Chuyện một Dòng Sông