Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII
Phán Xét và Sự Kiên
Trích từ "Hành Trang về Mạn Ngược"

(...) Như cậu từng biết tính tôi từ thuở còn trọ chung nhà với cậu ở Sài-gòn, đối với cộng sản, tôi không gay gắt như nhiều người khác, ngược lại tôi còn có một thiện cảm nào đó với họ, vì dù sao thì chúng ta cũng từng sống với cộng sản trong chín năm kháng chiến ở Liên Khu Năm, từng là nạn nhân của thực dân Pháp và chế độ bù nhìn thời đó. Cha mẹ tôi thời đó cũng có những bất mãn đối với người cộng sản lúc bấy giờ; nhưng nếu xét đến những tội ác của đội quân viễn chinh Pháp, thì những bất mãn đó vẫn có thể bỏ qua, và những mặt tiêu cực trong guồng máy chinh quyền địa phương thuộc các vùng kháng chiến thời đó đều có thể biện minh được. Khi chế độ Miền nam sụp đổ, tôi không thấy minh bị mất mát gì, và cũng không bị ngược đãi như nhiều người đã từng thực sự phục vụ cho chế độ cũ. Vả lại, tôi đã quá ngao ngán đối với tình trạng phe đảng, tham ô hối lộ trong guồng máy quân đội và chính quyền Miền Nam cũng như sự hiện diện của Mỹ trên đất nước chúng ta. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, tự nhiên tôi thấy buồn nôn khi nhìn thấy lũ cán bắc thực sự cai trị Miền Nam. Tôi thấy buồn nôn khi nhìn thấy những bộ đồng phục công an như những cỗ máy sát nhân và đàn áp, chưa nói đến những bầy công an từ Miền Bắc kéo vào và chiếm lĩnh những vị trí béo bỡ nhất trong Miền Nam để vơ vét, bầy công an với những khuôn mặt đói ăn, vô học, hung tợn, và hiếu sát. Một phần tôi thấy hỗ thẹn với chính mình vì, mặc nhiên hay minh thị, tôi thuộc số những người từng nằm mơ thiên đường cộng sản.
Khi nhiều người liều mạng sống để thoát cái thuộc địa trá hình nầy, tôi cảm thấy hụt hẫng vì tự thấy mình không đủ tư cách để dự phần vào làn sóng vượt biên đó. Phần lớn họ và thân nhân gia đình họ, không nhiều thì ít, đều đã góp một phần xương máu cho chế độ Miền Nam. Riêng tôi thì không. Nếu ra đi như một thành phần ăn theo thì không xứng đáng để làm người. Có lẽ đó là một trong những lý do tôi ngậm miệng khi vợ con tôi chủ động vượt biên mà hầu như không cần đến quyết định của tôi. Giờ đây, tôi mới nhận ra mình bất công khi phán xét chế độ Miền Nam trước kia. Đồng ý chế độ đó có nhiều mặt tiêu cực, nhưng đó là thời chiến với bao nhiêu thách thức từ mọi phía, kể cả Mỹ. Vả lại, trên thế giới nầy có chế độ chính trị nào được xem là hoàn hảo đâu? Con người là sinh vật bất toàn bất túc; và sản phẩm chính trị của họ cũng bất toàn bất túc trong bản chất. Cứ nhìn vào Liên Xô không thôi chúng ta cũng nhận thức được điều đó. Liên Xô từng được các nước chư hầu, nhất là Việt Nam nầy, tôn vinh như một biểu tượng vĩ đại của chủ nghĩa cộng sản, như thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, thành trì vững chắc bảo vệ hòa bình thế giới và bảo vệ giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Trong hầu như nháy mắt, biểu tượng thần thánh đó đã sụp đổ không thể cữu vãn.
Chính cái mệnh danh là thành trì bảo vệ hòa bình thế giới đó đã đưa xe tăng vào xâm lăng Tiệp Khắc, đưa xe tăng và sát hại không gớm tay những người dân Budapest của Hung gia Lợi. Họ cũng đã đưa không biết bao nhiêu người dân Nga vào các trại tập trung dã man trên Quần Đảo Gulag. Cộng sản Việt Nam cũng từng tôn vinh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như người đồng chí anh em vĩ đại và tình hữu nghị đời đời bất diệt. Đại đồng chí anh em vĩ đại đó đã dùng xe tăng nghiền nát những sinh viên bất đồng ở Thiên An Môn. Cũng chính đại đồng chí vĩ đại đó đã xua quân xâm lăng nước ta vào năm 1979, tàn sát dân ta, phá hỏng hệ sinh thái đầu nguồn của nước ta, lấn chiếm biên giới của nước ta. Chế độ hiện nay cũng đã và đang được người ta tôn vinh như nào là đỉnh cao trí tuệ của loài người, nào là chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vân vân và vân vân. Trí tuệ cao tột đỉnh đến thế, chủ nghĩa ưu việt đến thế tại sao hết làn sóng người nầy đến làn sóng người khác vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, bất chấp những làn đạn vô nhân tính, ngục tù, và tai họa trên đại dương? Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu không thấy chỉ thấy họ bắn chết người tay không rồi phơi thây họ từ ngày nầy sang ngày khác trên bãi biển, như vụ thảm sát người vượt biên gần đây tại bãi biển Thanh Bình. Bản năng dã thú của chế độ nầy đâu khác mấy với bản năng dã thú của đạo quân viễn chinh Pháp? Khi vợ con tôi quyết định ra đi, lý ra tôi nên nhắc cho vợ tôi tấm bi kịch thương tâm trên bãi biển Thanh Bình, nhưng không hiểu sao tôi lại làm thinh. Có thể trong tiềm thức, tôi phải biết rằng, nếu không nói được với Trinh một lời chúc thượng lộ bình an thì không nên gợi cho Trinh một hình ảnh đen tối và ghê rợn trước khi họ ra đi." (...)

Xin tìm đọc Truyển Tập Truyện Ngắn trên Amazon
Câu Chuyện một Dòng Sông