Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII
CHIẾC CẦU CHÌM
Trích từ "Câu Chuyện một Dòng Sông":

(...) Trước khi mẹ Nhị Anh qua đời vì tai biến mạch máu não trên xe đò, bà về lại Duy Xuyên hai lần nữa với hy vọng tìm ra tung tích của ông Hà Lảng, chồng bà. Trong cả hai lần nầy, bà Lảm giúp việc đều đi theo mẹ của Nhị Anh, thay cho ông Thám quản gia. Mặc dù quê ở Quế Sơn, bà Lảm rành địa lý Duy Xuyên hơn mẹ Nhị Anh và có nhiều người quen ở đây hơn. Tuy nhiên, hai chuyến đi nầy không mang lại một kết quả nào, bất chấp những lặn lội gần như cùng khắp và nỗ lực tiếp xúc với phàn lớn những người thân cũng như bạn bè của gia đình còn nán lại trong các vùng quê Quảng Nam. Họ đã đến Thi Lai, Hà Mật, Phú Bông, Phủ Toản, Tiên Phước, Quế Sơn, Trà My, Nông Sơn, Bình Huề...
Trong quá trình lặn lội đó, có lần mẹ của Nhị Anh và bà Lảm đã băng bộ qua Cầu Chìm. Ý định đó là của mẹ Nhị Anh, vì trước đó khoảng sáu năm, ông Hà Lảng đã cùng bà đi qua cầu nầy trong một chuyến về thăm quê. Lần đó mực nước trên mặt cầu rất thấp vì đang mùa khô. Bà nhớ ông Hà Lảng cứ đứng lặng người bên nầy cầu thật lâu để nhìn cây cầu và nhìn toàn cảnh chung quanh. Bà đoán chồng mình có một cảm tình hay thậm chí một gắn bó rất sâu đậm nào đó với cây cầu. Đó đúng là một chiếc cầu chìm dưới nước. Có thể người ta đã thiết kế công trình nầy vừa như một phương tiện giao thông vừa như một con đê nhỏ, hoặc có thể là mọt hình thức ngăn sông cấm chợ của Pháp. Nhưng sau khi thực dân Pháp cút khỏi nước ta, những gì còn lại là của dân ta, thách thức mọi quan hệ cứu cánh và phương tiện. Dưới mắt của ông Hà Lảng, chẳng hạn, đó còn là một công trình nghệ thuật khiêm nhường, bình dị, và khả ái, một trong những nét văn hóa độc sáng của Quảng Nam. Khi đứng ngắm cây cầu, ông tự hỏi tại sao lại có một kỳ tích đáng yêu như thế trên thế giới nầy. Có thể nó không có một giá trị kỹ thuật nào đáng kể nhưng giá trị văn hóa của nó thì vô song. Trong khi phục vụ con người như một phương tiện, Cầu Chìm lại mặc nhiên hiện ra như một di tích lịch sử với một thông điệp thầm lặng, ai cần cứ bước qua; tương lai và hạnh phúc không hẳn lúc nào cũng phải trả một giá quá cao; hy vọng không nhất thiết phải vươn mình lên khỏi mặt đất.
Bình thường trong mùa nắng, cầu không ngập sâu lắm và nước trên mặt cầu không chảy xiếc mấy nên người địa phương có thể lội bộ qua cầu. Đối với bà Lảm, đó là chuyện bình thường, nhưng đối với mẹ Nhị Anh thì khác. Mặc dù bà Lảm nói sẽ nắm chặt tay mẹ Nhị Anh trong khi cả hai cùng lội qua cầu, mẹ Nhị Anh nhất quyết không dám lội xuống nước. Bà quay sang bà lảm và nói,
- "Đi kiểu đó thì có thể cả hai cùng bị nước cuốn nếu một trong hai người sẩy chân. Tốt nhất không nắm tay nhau và mỗi người tự đi và đi gần nhau thôi. Nhưng tôi cần một cái gì để chống khi lội qua cầu.
Bà Lảm suy nghĩ một lúc rồi nói với mẹ Nhị Anh,
- "Hay chúng ta vào làng tìm hai gậy tre để chống khi lội qua cầu."
Hai người quay ngược hướng và tìm đường vào làng. Họ vào căn nhà tranh đầu tiên họ thấy. Vì nhà nầy có vài bụi trúc nên họ nghĩ có thể xin được gậy trúc. Thấy hai người tiến vào nhà, một phụ nữ độ tuổi ba mươi bước ra tiếp họ. Bà Hà Lảng mở đầu,
- "Hai bác cần qua Cầu Chìm nhưng không dám đi tay không nên muốn tìm hai cây gậy tre hay gậy trúc để chống khi lội qua cầu."
Người phụ nữ lúc đầu tỏ vẻ hơi ngạc nhiên về giải thích của mẹ Nhị Anh, vì ở đây không một ai cần gậy để chống qua cầu; nước cứ chảy và người cứ đi; khi nước sâu và chảy xiếc thì họ sẽ đi bằng lối khác hay phương tiện khác, thế thôi. Điều đó có nghĩa là thiên nhiên và con người có những hợp đồng thoải mái, những đối tác linh động và hài hòa, không đòi hỏi một can thiệp từ phía thứ ba. Thiên nhiên dường như cũng thừa biết khả năng thích nghi của con người nên mọi trật tự không cần phải áp đặt mà vẫn được con người tuân thủ một cách tự nguyện. Hỗn loạn và biến tướng chỉ xảy ra khi con người muốn áp đặt lên nhau những thứ trật tự cưỡng bách theo quyền lợi của giai cấp thống trị.
Nhưng sau đó, vì dường như biết hai người khách lạ không thuộc địa phương nầy nên người phụ nữ nhỏ nhẹ nói với mẹ Nhị Anh,
- "Thưa bác, để cháu lựa hai cây trúc nào đủ già và đủ lớn để chặt cho hai bác dùng. Cháu sẽ róc sạch hết gai và gọt các mắt thật trơn cho hai bác. Người ta cũng có thể dùng gậy tre nhưng gậy tre sẽ quá nặng và khó xoay trở đối với hai bác. Cho dù có gậy, hai bác cũng nên cẩn thận mà lội. Cháu đoán hai bác không thuộc địa phương nầy. Những người sống ở đây lam lủ, khổ nhọc, và chịu đựng đã quen nên chuyện lội qua Cầu Chìm cũng đơn giản như đi chợ vậy thôi. Vào mùa lũ lụt, ít có người mạo hiểm lội qua chiếc cầu chìm nầy, vì mực nước dâng lên rất cao và sức nước chảy rất mạnh. Tuy nhiên, cũng có người vì liều lĩnh mà bỏ mạng."
Điều đó có nghĩa là thiên nhiên và con người vẫn tiếp tục đi về phía trước, chẳng ai bận tâm những mất mát hay đau khổ phía sau lưng; chẳng ai trách cứ ai điều gì; những hợp đồng bất thành văn tiếp tục tồn tại và tiếp tục được tôn trọng như những định luật không bị con người thay đổi hay vi phạm. Đời sống mộc mạc của người dân địa phương được phản ảnh rất rõ nét bởi những nét thiết kế dung dị của cây cầu. Họ cũng cần cù, bền bỉ, và kiên định như sức bên bỉ và kiên định của cây câu trước lực xói mòn và tàn phá của thời gian và sức nước  chảy bốn mùa. (...)

Xin tìm đọc Tuyển Tập Truyện Ngắn đã phát hành trên Amazon.com
Câu Chuyện một Dòng Sông