Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII
TỊ NẠN CHÍNH TRỊ?
Trích từ "Nắng Gió Trở Chiều"

(...) Thế là ông Khoác lại một lần nửa tính chuyện về Việt Nam để "giải độc". Từ ngày qua Mỹ và sau khi có việc xếp quần áo cũ ở Goodwill, hầu như năm nào ông cũng về Việt Nam. Cũng như những lần trước, mục đích chủ yếu của ông là hưởng thụ và khoa trương thanh thế "đại gia" của ông. Có lần ông đã thuê hai "cận vệ" tháp tùng ông xuống Miền Tây để thăm và "dợt le" với gia đình ông sui hụt của ông. Đó là ông sui hụt, vì, sau lần đó, đứa con trai đầu của ông và cô gái con của ông sui hụt nầy chia tay, không tiếp tục đi đến hôn nhân. Khi về đến Việt Nam ông Khoác đóng rất thành công vai Việt Kiều mặc áo gấm về làng, vung vít hưởng thụ và ba hoa đủ điều. Thậm chí ông còn bọc theo một số bao thư, mỗi bao thư, theo lời ông, có chứa $20 dollars để "rải" cho thiên hạ tin mình giàu sang ở Mỹ. Những người trong nước đâu biết một kịch bản phủ phàng khi ông chuẩn bị lên đường về Việt Nam. Sau khi hành lý đã sắp xếp đâu vào đấy và chỉ chờ lên đường thôi, ông Khoác vẫn không chịu lên xe mà cứ đi tới đi lui. Thì ra ông chờ xem mấy đứa con có đứa nào cho thêm ông đồng nào nửa không. Đại gia chúng ta đang bòn tiền các con để đem về Việt Nam "rải" cho mát mặt.
Ông Khoác ra đi theo diện tị nạn chính trị HO 6. Ông đã quên hẳn điều đó và trở về Việt Nam như một kẻ vô học không còn biết mình là ai, chế độ mà mình từng phục vụ là gì. Có thể giới thẩm quyền của trại cải tạo nhận định không sai khi cho rằng, do thời gian giam cầm quá lâu, ông Khoác đã trở thành mất trí. Thế mới biết âm mưu cải tạo của cộng sản thành công; họ đã biến các tù nhân mà họ xem là nguy hiểm thành phế nhân về thể xác và nhất là linh hồn.
Trong thời gian lưu lại ở Việt Nam, gặp ai ông cũng khoe con mình đứa nầy làm manager, đứa kia làm supervisor, giá trị căn nhà ông ở hiện lên đến cả triệu dollars, đi toàn xe đời mới lấy từ dealers ra. Thấy cách thức ông "rải" tiền, nhiều người tin rằng ông đúng là một đại gia ở Mỹ. Họ biết đâu ngay cả những người luộm lon trong các thùng rác ở Mỹ vẫn có thể đóng vai ông hoàng bà chúa khi về Việt Nam. Đó là giai cấp vô học và lưu manh trong bản chất. Nhưng trong trường hợp nầy, ông Khoác không hẳn là một kẻ vô học, ông là một sỹ quan của chế độ cũ.
Chưa hết, sau khi ra khỏi trại cải tạo, và trong những dịp họp mặt gia đình hay bạn bè, ông Khoác thường mang những giai thoại trong trại tù ra khoe để cho mọi người tin rằng, mặc dù ở trong trại cải tạo, ông vẫn sống như ông hoàng. Ông cho biết, nhờ tiền mà vợ ông tiếp tế, hầu như đêm nào ông cũng được phép ra ngoài nhà dân để ăn nhậu thoải mái. Có tiền nên ông có thể sai khiến được các cán bộ quản giáo của trại.
Hư thực thế nào không ai rõ, nhưng có một điều ông không hề nghĩ đến khi phô trương thanh thế như vậy: ông đâu biết rằng, trong khi nhờ số tiền mà vợ ông tiếp tế để ông nhởn nha sung sướng như vậy, số tiền đó có được là nhờ vợ ông đã phải nấu từng mớ khoai lang ngồi bán ở rìa chợ Tân Định, phải nhảy tàu ở ga Hòa Hưng để mang gạo lậu từ Hàm Tân vào thành phố bán kiếm sống, nuôi ông và nuôi con?
Ông Khoác gợi lên hình ảnh một con nhái cố phình bụng để to bằng con bò, một nỗ lực chủ yếu bằng phô trương khoác lác, cường điệu và dối trá. Tục ngữ Việt Nam có câu, "mồm miệng hại xác phàm." Mồm miệng của ông không chỉ hại xác phàm của ông mà hại cả gia đình con cái ông. Bò đâu không thấy mà người ta chỉ thấy một con nhái nghiện rượu mù lòa, còn hai chân nhưng chẳng bước đi đâu được vì không được phép lái xe. Con cái trong nhà khinh thường ông ra mặt. (...)

Xin tìm đọc Truyển Tập Truyện Ngắn trên Amazon
Câu Chuyện một Dòng Sông