Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ
* Robert Frost Tuyển Tập I
* Emily Dickinson Truyển Tập I
Không Phát Hành
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - 2nd Edition
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition
* Emily Dickinson Tuyển Tập - 2nd Edition
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII
Cờ về tay ai nấy phất
Trích từ "Nắng Gió Trở Chiều"

(...) Khác với những lần họp mặt trước kia, lần nầy những người có mặt có vẻ ít ồn ào hơn. Họ chỉ tự giới hạn vào việc thăm hỏi lẫn nhau hoặc những đề tài tương đối vô thưởng vô phạt. Có thể họ đã rút được một số kinh nghiệm nào đó sau những lần tranh luận không đi đến đâu mà chỉ để làm mích lòng nhau. Lúc đầu ai cũng tuyên bố bàn luận cho có chuyện để nói thôi trong lúc uống cà phê hay uống trà cuối tuần; nhưng tình thế tự nói thường trở nên xấu đi và đấu khẩu kịch liệt. Đó chẳng khác nào đánh bài trong nhà hay cờ tướng giải trí. Lúc đầu ai cũng nói chỉ chơi cho vui chứ không sát phạt nhau, nhưng rồi chẳng ai nhịn ai. Vui đâu không thấy mà cuối cùng chỉ toàn là sân si, hằn hộc, hay thậm chí gây gổ. Họ đã sai lầm là thích đem chuyện chính trị ra nói. Tôn giáo và chính trị là những thứ tối kỵ trong giao tế xã hội.
Những cuộc họp mặt như thế thường xuất hiện nhiều hơn tại các quan cà phê Việt Nam. Nhưng dù tại tư gia như cuộc họp mặt hôm nay tại nhà ông Đáo hay tại một quán cà phê ngoài phố, thì bản chất cũng không khác nhau mấy. Đại để đó là những môi trường đấu võ tự do hay tác xạ tự do, trong đó, mọi người được tha hồ đổ rác cho nhau. Rác ở đây được hiểu là những mớ kiến thức mà mỗi người tự xem là mình có về tiếng Mỹ, chính trị, kinh tế, thời sự, và thậm chí văn học, triết học v.v..
Đa số những thành viên của các cuộc họp mặt nầy là những người đã may mắn đến Mỹ vào một thời kỳ dễ kiếm việc làm. Bấy giờ người ta có thể kiếm được việc làm mà không cần phải đi học ngày nào, cùng lắm chỉ học qua vài lớp ESL hay hoàn thành một chứng chỉ nghề 18 tháng (certificate of achievement) tại các trường cộng đồng. Nhưng một khi may mắn được nhận vào một cơ quan của chính phủ hay một công ty của tư nào đó của Mỹ, họ tức khắc tự xem mình là người Mỹ mũi tẹt, và muốn người khác xem họ là một người thông thạo tiếng Mỹ như người Mỹ. Cờ đến tay dại gì mà không phất? Logic của họ rất đơn giản: đi làm với Mỹ thì giả định phải thông thạo tiếng Mỹ, phải nói tiếng Mỹ, đọc tiếng Mỹ và viết tiếng Mỹ như người Mỹ. Họ muốn người khác phải tin vào logic đó. Thực ra đối với những nhân viên có trình độ học vấn cao đẳng cộng đồng, không một chủ hãng Mỹ nào đòi họ phải thông thạo nhiều đến thế; người ta chỉ cần họ hiểu Mỹ muốn họ làm gì và nói cho Mỹ biết họ muốn gì, cùng lắm đủ sức điền vào Forms chuyên môn không máy khó khăn, thế thôi. Chẳng ai bảo họ phải viết thử vài dòng tiếng Anh hay thậm chí vài trang tiếng Anh. Buộc họ phải làm chuyện đó chẳng khác nào buộc cóc bay lên trời. Cũng có một số người nổi máu anh hùng muốn chứng tỏ cho người khác rằng cóc cũng có thể bay lên trời; nhưng cóc bay lên trời được hay không là chuyện khác.
Ông Côn, chẳng hạn, một trong hai người bạn thân của ông Đáo có mặt hôm đó, có lần đã cho mọi người xem một lá thư bằng tiếng Anh mà ông nói đã viết cho một giáo sư người Mỹ phụ trách môn American History ở UC Riverside, nơi mà đứa con gái ông lúc bấy giờ đang theo học. Đương nhiên ông rất bằng lòng, tự hào, và tự tin về kỹ năng tiếng Anh của ông trong lá thư ông viết và giả định mọi người sẽ thán phục ông. Hoàng Lĩnh là người cuối cùng xem lá thư đó. Hoành Lĩnh không hiểu những người xem trước nghĩ gì sau khi họ đọc xong lá thư và chuyền cho người kế tiếp, vì họ không nói gì cả. Rất có thể họ chỉ giả vờ đọc chứ không thực sự đọc lá thư đó. Theo lời giới thiệu của ông Côn, mục đích của lá thư là phản đối quan điểm của viên giáo sư người Mỹ đó về Chiến Tranh Việt Nam. Quan điểm đó được trình bày khá rõ trong một tài liệu phát tay (handout) mà con gái ông mang về nhà cho ông xem. Theo tài liệu nầy, sở dĩ Tổng Thống Ngô Đình Diệm bi lật đổ là vì ông đàn áp Phật Giáo. Ông Côn cho rằng ông Diệm bị lật đổ vì cố tình không cho quân đội Mỹ vào Việt Nam. Rất có thể quan điểm của ông Côn không sai, nhưng nếu phải phản đối thì phản đối Đại Học UC Riverside chứ không thể phản đối giáo sư phụ trách môn American History, vì họ chỉ dạy theo sách giáo khoa do nhà trường chỉ định.
Tuy nhiên, Hoàng Lĩnh vẫn kiên nhẫn đọc hết lá thư của ông Côn, chỉ để rồi thất vọng, nếu không nói là xấu hổ cho một người tự xem mình là trí thức.
­ - Lá thư không có topic sentence
­ - Sai văn phạm và spelling nhiều quá
­ - Hoàn toàn không biết, hoặc không quan tâm đến, word usage, semanticsstylistics.
­ - Viết tiếng Anh theo lối đi chợ, nghĩ tiếng Việt thế nào viết tiếng Anh thế đó, nghĩa là hành văn theo lối dịch Google.
Về mặt kiến thức tổng quát, có thể phần lớn những người có mặt hôm nay, trong đó có ông Côn, chỉ ôm một mớ kiến thức lỗi thời hoặc kiến thức bình dân thu thập qua truyền hình và báo tiếng Việt, hoặc khá hơn đôi chút với một vài tờ báo tiếng Mỹ của bọn Do Thái. Khi bàn luận chính trị và thời sự, họ nói chuyện theo lối bơi thuyền trên sông và nói chuyện làm tình, nghe sao nói vậy, nói sao nghe vậy. Tình trạng còn tồi tệ hơn, khi họ có cơ hội gia nhập một đảng phái chinh trị như Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ, chẳng hạn. Thế là cá ao nào bơi trong áo đó, chó nhà nào bênh chủ nhà đó. Cứ thế mà đấu đá lẫn nhau không cần biết phải trái gì cả. Họ bảo hoàng hơn vua, cực đoan và quá khích hơn cả những đảng viên nồng cốt của Mỹ. Cứ Cộng Hòa thì ton hót cha con nhà Bush, Dân Chủ thì ton hót vợ chồng Clinton, Barack Obama... Đó chẳng khác mấy với các đảng viên cộng sản bên nhà cứ cúi đầu tung hô "Bác Đảng muôn năm."
Đương nhiên cũng có những người không theo đảng nào, dù họ có học vấn cao và kiến thức bài bản hơn so với trình độ cao đẳng cộng đồng; nhưng những thành phần nầy lại ít khi xuất hiện trên các sân võ tự do như vừa nói, có lẽ vì họ ý thức đó là những nơi đổ rác hầu như miễn phí. Nếu họ không muốn đổ rác bừa bãi thì họ cũng không nên dại dột để cho người khác trút rác rưởi lên mình. (...)

Xin tìm đọc Truyển Tập Truyện Ngắn trên Amazon
Câu Chuyện một Dòng Sông