Charles Baudelaire

1821 - 1867

                       

I. Tiểu sử      

Charles Pierre Baudelaire sinh tại Paris ngày 9 tháng 4 năm 1821 và mất ngày 31 tháng 8 năm 1867 là một thi sĩ Pháp, tác giả tập thơ gây tranh căi “Hoa Sự Ác”- Les Fleurs du Mal. Ông chỉ được ít bạn bè hiểu và thông cảm. Trong báo Le Figaro ra ngày 5 tháng 7 măm 1857, Gustave Bourdin phản ứng khi tập thơ “Hoa Sự Ác” được xuất bản: “Người ta có lúc nghi ngờ t́nh trạng tâm lư của Ông Baudelaire, có lúc không; -  chính sự lặp lại thường xuyên và có dụng ư của cùng những sự việc và những ư tưởng. Cái ghê tởm đi cạnh cái đê tiện; điều gớm ghiếc đi với điều tồi tệ…” Ngày nay khi được công nhận như một thi sĩ hàng đầu của lịch sử thi ca Pháp, Baudelaire đă trở thành một nhà cổ điển. Barbey d’Aurevilly đă coi ông như một “Dante của thời đại suy đồi”.

Qua tác phẩm của ḿnh, Baudelaire đă cố gắng dệt nên và chỉ ra những liên hệ giữa cái ác và cái đẹp, giữa bạo lực và khoái lạc (Une Martyre). Song song với những bài thơ nghiêm túc hoặc những bài thơ đương thời gây phẫn nộ, ông c̣n diễn tả nỗi sầu muộn (Moesta et Errabunda ) và ước muốn viễn du (L’Invitation au Voyage). Ông cũng rút cái đẹp ra từ điều khủng khiếp (Une Charogne)

Năm 1827, cha ông, Joseph-Francois Baudelaire, sinh năm 1759 ở Neuville-au-Pont, miền Champagne mất khi Charles được sáu tuổi. Con người có học thức, say mê những ư tưởng của hời kỳ Ánh Sáng, thích sưu tầm tranh và cũng là hoạ sĩ để lại cho ông một gia tài mà ông sẽ không bao giờ có toàn quyền hưởng lợi. Một năm sau, mẹ ông tái hôn với tiểu đoàn trưởng Jacques Aupick. Baudelaire sẽ không tha thứ cho mẹ ḿnh cuộc hôn nhân ấy và viên sĩ quan Aupick, dưới mắt nhà thơ tương lai ông thể hiện những trở ngại cho những ǵ mà ông yêu quư: mẹ ông, thi ca, sự mơ mộng, và một đời sống không có những điều đột xuất.

Bị đuổi khỏi trường Louis-le-Grand v́ một lỗi nhỏ năm 1839, Baudelaire sống trái ngược với những giá trị tư sản hiện thân nơi mẹ và cha dượng ông. Ông này cho rằng đời sống đứa con vợ gây ra vấp ngă nên quyết định gởi nó du lịch qua Ấn Độ, nơi mà nhà thơ sẽ không bao giờ đến.

Trở lại Paris sau chuyến viễn du, ông phải ḷng Jeanne Duval, một cô gái lai da đen đă cho ông nếm hưởng những ngọt ngào và cay đắng của đam mê. Chàng công tử bị mắc nợ, và bị đặt dưới sự bảo trợ của tư pháp, từ năm 1842 phải sống trong cảnh thiếu thốn. Lúc đó ông bắt đầu viết nhiều bài thơ trong tập Hoa sự Ác. Là nhà phê b́nh nghệ thuật và kư giả, ông bảo vệ Delacroix như người đại diện cho chủ nghĩa lăng mạn trong hội hoạ. Năm 1848, ông tham gia phong trào chống phe bảo hoàng, nhưng chỉ mong xúi giục những phần tử khởi nghĩa xử bắn Aupick, như có người nói thế. Sau này, ông chia sẻ nỗi oán hận của Gustave Flaubert và của Victor Hugo đối với Napoléon III, nhưng không đi xa trong tác phẩm của ḿnh (Như ông viết trong bài thơ Paysage: Sự nổi dậy, cuồng phong vô ích bên ngoài cửa kính/ Không làm tôi ngước trán khỏi bàn.)

Năm 1857, cha dượng ông, tướng Aupick qua đời. 

Tháng năm, năm 1857 Hoa Sự Ác được xuất bản với 500 bản. Cũng năm đó, tác phẩm bị truy tố v́ “xúc phạm đến đạo đức tu hành “ và “thuần phong mỹ tục”. Chỉ cái tội sau cũng khiến ông bị phạt 300 quan, được giảm bớt 50 quan sau khi được hoàng hậu Eugénie can thiệp. Nhà xuất bản Auguste Poulet-Malassis về phần ḿnh chịu trả 100 quan và phải chịu cắt bỏ sáu bài thơ mà kiểm sát trưởng Ernest Pinard đă yêu cầu cấm đăng (Les Bijoux; Le Léthé; À celle qui est trop gaie; Lesbos; Femmes  damnées; Les Métamorphoses du Vampire). Mặc dù các hội thẩm tỏ ra khoan dung hơn so với bản buộc tội 11 bài thơ nhưng bản án đă làm Baudelaire xúc động mạnh. Nó buộc ông phải viết thêm 32 bài thơ cho ấn bản mới năm 1861. Năm 1866, tác giả đă thành công trong việc ấn hành ở Bruxelles sáu bài thơ đă bị cấm cùng với 16 bài thơ mới, nghĩa là bên ngoài phán quyết của toà án Pháp với nhan đề Les Épaves.

Lúc đó nhà thơ đi qua Bỉ và định cư tại Bruxelles. Tại đây ông làm một bài văn đả kích chính nước Bỉ mà dưới mắt ông thể hiện bức tranh biếm hoạ của một nước Pháp trưởng giả. Tiên cảm cái chết không thể tránh khỏi của vương quốc giả tạo ấy, ông tóm tắt mộ chí của nó trong một từ: “Thế là hết!”

Ở đó ông gặp Félicien Rops, người vẽ minh hoạ cuốn Hoa Sự Ác. Năm 1866, Baudelaire thực hiện một chuyến đi thuyết tŕnh khắp nước Bỉ, thế nhưng tài năng phê b́nh nghệ thuật sáng suốt của ông không làm quần chúng chấp nhận những quan điểm mới về nghệ thuật. Khi đến thăm nhà thờ Saint-Loup de Namur, Baudelaire bị ngă và rơi vào hôn mê. Người ta đưa ông vào bệnh viện Bruxelles, ông bị liệt nửa người và mất ngôn ngữ, cùng căn bệnh cũ là giang mai. Được chuyển về Paris ngày 31 tháng tám, ông mất ở tuổi 46 trong bệnh viện của bác sĩ Duval, được mai tháng trong nghĩa trang Montparnasse trong cùng ngôi mộ của ông tướng Aupick, bố dượng và mẹ ông.

Năm 1929, Louis Barthou làm đơn xin xét lại bản án năm 1857; tuy nhiên thời kỳ đó không có thủ tục nào được tiến hành đối với trường hợp của Baudelaire. Nhờ có bộ luật ngày 25 tháng 9 năm 1946 mà quyền xét lại các tác phẩm văn chương được thiết lập và được vị chưởng ấn có thể thực hiện theo yêu cầu của Hội các Nhà văn. Năm đó Hội các Nhà văn yêu cầu xét lại trường hợp của Hoa sự Ác – Les Fleurs du Mal và pḥng H́nh sự của Toà phá án chấp thuận.

  

II. Bối cảnh của tác phẩm

Có lần, Baudelaire đă viết: “Khi c̣n nhỏ, tôi cảm thấy có hai t́nh cảm trái ngược trong ḷng tôi: sự ghê tởm sự sống và sự xuất thần trước sự sống.”

Tất cả những tác phẩm lăng mạn lớn đều làm chứng cho sự đi qua từ điều ghê tởm đến sự xuất thần. Những ấn tượng này sinh ra trong Baudelaire từ t́nh cảm sâu xa về lời nguyền đè lên tạo vật sau sự sa đoạ ban đầu. Theo nghĩa này, Hoa sự Ác cùng thuộc về một đường hướng với Génie du christianisme (Tinh thần của Kitô giáo- tác phẩm của Chateaubriand)

Khi phân tích cái được gọi là “sự mơ hồ của những đam mê” trong lời tựa năm 1805 của tác phẩm ấy, Chateaubriand đă viết: “Người kitô hữu luôn luôn nh́n ḿnh như một người lữ hành đi qua đời này trong một thung lũng nước mắt và chỉ được nghỉ ngơi trong một nấm mồ.” Đối với Baudelaire điều quan trọng không phải là văn chương hoặc những khái niệm ít nhiều trừu tượng, nhưng là “cảnh quang sống động của nỗi khốn cùng buồn bă” của con người. Như mọi thụ tạo, con người bị tội tổ tông làm ô uế, và bắt chước theo René hoặc Werther (nhân vật của Goethe), Baudelaire thường chỉ cảm thấy tởm lợm trước một “đám đông đê tiện” (Recueillement). Điều làm ông xúc động trước nhất là tính ích kỷ và hung dữ của con người, sự tê liệt về tinh thần, sự thiếu vắng cảm thức cái đẹp và cái tốt lành trong con người.

Hẳn Baudelaire c̣n phải đau khổ hơn mọi người khác: Albatros tố giác khoái cảm mà kẻ “dung tục” t́m kiếm khi làm đau khổ và đặc biệt hành hạ nhà thơ. Trong cuốn Art Romantique, Baudelaire nhận xét rằng: “Một đặc quyền kỳ diệu của Nghệ thuật làm cho điều ghê tởm, khi nó được nghệ thuật diễn tả, nó trở thành cái đẹp và sự đau đớn có được nhịp điệu đem lại cho tinh thần một niềm vui b́nh thản.” Những bài thơ như Le Mauvaise Moine, L’Ennemi, Le Guignon cho thấy khát vọng biến đổi đau khổ thành cái đẹp ấy. Trước Baudelaire ít lâu, Vigny và Musset cũng đă ca ngợi sự đau khổ.

Làm thế nào Baudelaire có thể tin tưởng vào khả năng hoàn thiện của các nền văn minh? Một mặt ông thấy khinh thường chủ nghĩa xă hội, mặt khác với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên. Có một ngoại lệ ông dành cho Hororé de Balzac, nhà văn theo xu hướng tự nhiên, trong đó Baudelaire coi Balzac như một nhà quan sát thực tại xă hội, hơn thế nữa một người có thị kiến say mê.

Những lời mỉa mai đối với các học thuyết xă hội, hiện thực và tự nhiên có rất nhiều trong tác phẩm của ông. Cũng như Edgar Poe mà ông đă dịch thơ, ông quan niệm “Sự tiến bộ, ư tưởng vĩ đại hiện đại, là sự xuất thần của những anh ngốc cả tin”. Để dứt khoát với “những tà thuyết” hiện đại, Baudelaire c̣n từ bỏ cả “tà thuyết” trong giáo huấn”: “Chỉ cần người ta muốn đi vào trong chính ḿnh, tra hỏi tâm hồn ḿnh, nhắc lại những kỷ niệm nhiệt thành th́ thi ca không có một mục đích khác ngoài chính nó.[…] Tôi nói rằng nếu nhà thơ đă theo đuổi một mục đích luân lư, ông đă giảm bớt sức mạnh thi ca của ḿnh; và không có ǵ là khinh suất khi nói rằng tác phẩm của ông ta là tác phẩm tồi. Nhà thơ không v́ thế mà không phản kháng trước sự khốn cùng của nhân loại cả trong h́nh thức tân thời là ‘khôi hài đen’”.

Từ bỏ thuyết hiện thực và thực chứng đương thời, Baudelaire thừa hưởng quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của phong trào Thi Sơn (Parnassiens). Ông đă thăng hoa tính cảm xúc và t́m cách đạt đến chân lư cốt lơi, chân lư của con người về vũ trụ; điều này đưa ông đến gần những từ ngữ triết học của học thuyết Platon. Trong tạp chí Salon de 1859, ông viết: “Người nghệ sĩ, người nghệ sĩ chân chính, nhà thơ chân chính, chỉ nên mô tả theo điều ḿnh thấy và cảm nhận. Anh ta phải thật sự trung thành với bản tính của riêng ḿnh.” Như thế Baudelaire phát biểu sự khám phá nền tảng của tính cảm xúc hiện đại: Cái đẹp luôn luôn kỳ dị. Tôi không muốn nói rằng nó phải cố t́nh kỳ dị, một cách lạnh lùng, v́ trong trường hợp này nó sẽ là một quái vật đi ra từ đường ray của đời sống. Tôi nói rằng nó luôn luôn chứa đựng một chút kỳ dị không cố ư, vô thức và điều kỳ dị ấy làm nó trở nên cái đẹp đặc thù.”

  

III. Nghệ thuật thi ca

V́ thế, đối với Baudelaire, trí tưởng tượng là “bà hoàng của mọi khả năng”. Nó thay thế cho sự kiện bằng “một thể hiện của đời sống bên ngoài theo truyền thuyết”; lấy mơ mộng thay thế cho hành động. Quan niệm thi ca này loan báo quan niệm của hầu hết các thi sĩ theo sau ông. Tuy nhiên Baudelaire đă không sống tác phẩm của ḿnh, là “thi sĩ bị nguyền rủa”, theo ông đời sống và thi ca bị tách rời trong một mức độ nào đó. Ông diễn tả điều đó khi nói rằng: “Thi ca là cái ǵ thật hơn, cái ǵ hoàn toàn đúng và chỉ có trong một thế giới khác”. Chỗ mà Baudelaire và Stéphane Mallarmé chỉ nghĩ là tác-phẩm-nghệ-thuật th́ những nhà siêu thực sau Athur Rimbaud sẽ nghĩ rằng đó là tác-phẩm-cuộc-đời và họ sẽ cố liên kết hành động với ngôn ngữ. Mặc dù có sự bất đồng với các thi sĩ đến sau, Baudelaire được tôn vinh như người mà Rimbaud đă coi là một mẫu mực: “Baudelaire là nhà thấu thị (người có thiên nhăn) đầu tiên, vua của các nhà thơ, Thần Linh thật.” Phải chăng Sartre sẽ dùng cái pour soi (tự quy) của ông để giải thích sự thấu thị này trong cuốn sách phê b́nh ông viết về Baudelaire (xem trích dẫn trong phần dẫn nhập). Tuy nhiên để nh́n thấy mối liên hệ giữa thi ca của Baudelaire với thế hệ sau ông chỉ cần so sánh vài phát biểu của Baudelaire:

“[…] liệu người ấy biết được những giờ phút đầy cảm thán đó, những lễ hội thật sự của trí tuệ, ở đó các giác quan chăm chú nhận biết những cảm giác âm vang hơn, bầu trời xanh biếc ch́m tan vào một vực thẳm bao la hơn, lúc đó tiếng chuông trong trẻo đầy chất nhạc, màu sắc nói nên lời và hương thơm kể về những thế giới ư tưởng không? Thế nên, hội hoạ của Delacroix hiện ra với tôi như sự diễn tả những ngày tươi đẹp ấy của tinh thần. Hội hoạ ấy đă mặc lấy một cường độ và vẻ huy hoàng rất đặc trưng của nó. Như thiên nhiên được những dây thần kinh siêu nhạy cảm nhận, nó bộc lộ tính chất siêu tự nhiên.”

  

Với đoạn sau đây trong Tuyên Ngôn đầu tiên của Chủ Nghĩa Siêu thực (Premier Manifest du Surréalisme):

  

“Việc thu nhỏ trí tưởng tượng vào t́nh trạng phụ thuộc, cho dù người ta c̣n gọi một cách thô bỉ đó là hạnh phúc, đó là lẩn tránh tất cả những ǵ là công b́nh cao cả t́m thấy trong ḷng ḿnh. Chỉ trí tưởng tượng làm tôi nhận thức điều có thể hiện hữu, và thế là đủ để có thể đưa ra điều đáng sợ và bị ngăn cấm; cũng đủ để tôi buông ḿnh theo nó mà không sợ bị sai lầm.”

Như thế, học thuyết siêu tự nhiên bao hàm từ mầm mống một số khía cạnh trong tác phẩm của Lautréamont, của Rimbaud và của chính học thuyết  siêu thực.

Khi đề cập đến hội hoạ của Eugène Delacroix và tác phẩm của Théophile Gautier, Baudelaire đă sử dụng công thức nổi tiếng ấy xác định rất đúng nghệ thuật của ông: “Vận dụng tài t́nh một ngôn ngữ, chính là thực hiện một loại ma thuật cầu đảo. Lúc đó chính màu sắc nói, như một âm thanh sâu xa và rung động, chính các công tŕnh vươn lên, nhô vào không gian sâu thẳm; chính thú vật và cây cỏ, những đại biểu cho điều xấu xí và hung ác, nói ra vẻ nhăn nhó của chúng không chút mơ hồ, chính hương thơm gợi lên tư tưởng và kỷ niệm tương thông; và chính đam mê th́ thầm hay gầm rống ngôn ngữ của nó muôn đời vẫn thế.”

Trước Baudelaire, chỉ có Gérard de Nerval, đă tạo nên một thi ca không phải là văn chương. Giải thoát ḿnh khỏi cái ách của lư trí, từ nay thi ca có thể diễn tả cảm giác trong sự thô bạo của nó.

Và v́ thế trong những bài thơ hay nhất của ḿnh, Baudelaire cũng như Mallarmé và Maurice Maeterlinck chỉ giữ lại âm nhạc của thơ cổ điển, khi tránh xa tính chất quá máy móc của câu thơ mười hai âm tiết bằng những ngắt đoạn không đều đặn, những chỗ vắt ḍng, những câu vắt, và họ loan báo bước đầu của những câu thơ có âm tiết lẻ của Verlaine, những khổ độc của Laforgue để sau cùng tạo ra những câu thơ tự do. Như thế dù không hay biết, Baudelaire đă thành lập những cơ sở của điều mà sau này người ta sẽ gọi là chủ nghĩa tượng trưng

Vĩnh An Sơn