Jean-Paul Sartre: Cuộc Đời và Sự Nghiệp

Kỷ Niệm 30 Năm ngày Sartre qua đời

(21/06/1905 – 15/04/1980)

Bên cạnh một số tài liệu khác, bài viết nầy chủ yếu tham chiếu Sophie Bilemdjian trong

Premières leçons sur L'existentialisme est un humanisme de Jean-Paul Sartre

Lương Tấn Lực
Licence d’Enseignement en Littérature Française - Université de Saïgon
Licence d’Enseignement en Philosophie Occidentale - Université de Saïgon


 “La réalité humaine est tension perpétuelle, rapport dialectique jamais résolu entre deux pôles:

entre facticité et transcendance, entre un ensemble de
conditions données de fait et le dépassement de ces conditions,

ente l’être toujours dejà-là et l’être par-delà ce déjà-là.” Jean-Paul Sartre

 

Có thể nói Jean-Paul Sartre là triết gia nổi tiếng nhất của thế kỷ hai mươi.  Danh tiếng nầy, nếu không nói là ngưởng mộ, trên toàn thế giới, đến từ sự truy t́m không mệt mỏi của ông trong suy tư triết học, sáng tác văn học và những dấn thân chính trị tích cực trong hậu bán cuộc đời của ông.  Ông thường được xem là cha đẻ của triết học hiện sinh (Existentialisme), một triết thuyết từng tác động trên đời sống trí thức của thập niên trực tiếp theo sau Đệ Nhị Thế Chiến.  Một trong số bao nhiêu mỉa mai lớn nhất trong đời Sartre là ông đă vang danh  lừng lẩy khi đọc bài diển văn gây xôn xao dư luận “L’Existentialisme et L’Hunamisme”, trước một đám thính giả Paris đầy nhiệt t́nh vào ngày 28 tháng 10, 1945.  Mặc dù được xem gần như là bản tuyên ngôn của phong trào hiện sinh, ấn phẩm của bài thuyết tŕnh nầy lại là tài liệu in ấn duy nhất mà Sartre công khai hối tiếc đả cho in ra.  Tuy vậy, nó tiếp tục là tài liệu nhập môn chủ yếu cho triết lư của ông đối với mọi người.  Một trong những lư do giải thích sự thành công của bài diển văn và sự bất an của tác giả chính là v́ đặc điểm sáng sủa minh bạch trong cách thức tŕnh bày những chủ đề chủ yếu của tư tưởng hiện sinh đồng thời lại để lộ ư hướng của Sartre muốn nới rộng ứng dụng xă hội của nó nhằm đối đáp với những người phê b́nh Cộng Sản và Công Giáo. 

Cùng với Simone de Beauvoir, Sartre thách thức những giả đoán và ước vọng xă hội cũng như văn hóa của những tiền bối của  họ, những người mà họ coi là trưởng giả (bourgeois), cả trong nếp sống và tư tưởng.  Sự mâu thuẩn giửa bảo thủ áp bức, hủy hoại tinh thần và một lối sống chân thực đă trở thành chủ đề hàng đầu trong những tác phẩm đầu tiên của Sartre, một chủ đề hiện thân trong tác phẩm triết học chính của ông, “L’Être et Le Néant” (1943).

 

Sơ Lượt Tiểu Sử

 

Jean-Paul Sartre sinh quán tại Paris ngày 21/6/1905; cha là Jean-Baptiste Sartre, một sỹ quan Hải Quân Pháp; và mẹ là Anne-Marie Schweitzer.  Mẹ ông người gốc Alsace và là người chị họ của Albert Schweitzer, người nhận giải Nobel về triết học. Trong thời thiếu niên vào những năm 1920, Sartre bị lôi cuốn vào triết học khi đọc tác phẩm “Essai sur les données immédiates de la conscience” của Henri Bergson.  Ông đậu bằng tiến sỷ triết học tại trường École Normale, Paris, một trường cao đẳng sư phạm từng đào tạo nhiều triết gia và trí thức lỗi lạc của Pháp.  Trên nhiều phương diện, Sartre chịu ảnh hưởng triết học Tây Phương, tiếp nhận tư tưởng của Kant, Hegel, Kierkergaard, Husserl, Heidegger v.v.  Sartre bị động viên và phục vụ trong Quân Đội Pháp  từ 1929 đến 1931 và sau nầy ông cho rằng trong năm 1959 mọi người Pháp đều có trách nhiệm về những tội ác tập thể trong cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập của Algérie. 

Vốn bị hỏng một mắt khi ra đời, Sartre trở nên gần như mù hẵn trong những năm cuối đời.  Tuy nhiên, ông tiếp tục làm việc qua trợ giúp của một máy thu âm.

 

Phát Triển Triết Học

 

Sartre đă từng nhận giáo dục triết học cỗ truyền tại các trường tiếng tăm tại Paris, những nơi đă giúp ông tiếp xúc với lịch sử triết học Tây Phương thiên hướng về Descartes và tân thuyết của Kant (Néo-Kantisme), không kể ảnh hưởng nặng nề của học thuyết Bergson.  Sau đó Sartre kế nhiệm người bạn học cũ của ḿnh là Raymond Aron tại Học Viện Institut Français tại Berlin, nơi ông đọc các tác phẩm của những triết gia hiện tượng luận hàng đầu thời đó như Husserl, Heidegger, và Scheler.  Ông ca ngợi sự khẳng định của Husserl về nguyên tắc ư hướng, một nguyên tắc dường như giúp triết gia thoát khỏi tri thức luận nội suy/ngoại suy thừa hưởng từ Descartes trong khi vẫn duy tŕ được nguyên tắc trực tri và và xác quyết mà Descartes đánh giá rất cao.  Không ai rơ ông đă đọc những ǵ vào thời đó và đọc đến đâu, nhưng ông ta chính thức khảo luận về nhà siêu h́nh học người Đức uy thế nầy khi trở về Pháp và nhất là trong tác phẩm chính, “L’être et Le Néant”.   Ông khai thác phiên bản của Husserl về ư hướng bằng cách nhấn mạnh rằng thực thể con người là “trong thế giới” chủ yếu thông qua những ưu tư thực tế chứ không phải những liên hệ siêu h́nh của nó.  Điều nầy khiến triết học ban đầu của cả Sartre và Heidegger mang màu sắc “thực dụng”, một đặc tính mà Sartre sẽ không bao giờ từ bỏ. Người ta cũng ghi nhận rằng nhiều quan niệm của Heidegger trong các tác phẩm hiện sinh của Sartre cũng có trong những tác phẩm của Bergson.  Sartre từng cho biết chính tác phẩm của Bergson, “Les Donneés Immédiates de la Conscience” là nguồn cảm hứng khiến ông đi vào triết học.  Nhưng điều rơ ràng là Sartre dốc phần lớn chủ tâm triết học ban đầu của ông vào việc đánh đổ thuyết Bergson lúc bấy giờ đang có ảnh hưởng lớn, và rơ ràng là tên tuổi của Bergson suy giảm  khi tên tuổi của Heidegger gia tăng trong các tác phẩm của Sartre viết vào những năm cao trào của thuyết hiện sinh. Sartre dường như có đọc Max Scheler, một triết gia duy đạo đức theo xu hướng hiện tượng luận, và người đă đưa ra khái niệm về trực quan của các trường hợp điển h́nh được phản ảnh trong tham chiếu của Sartre về “h́nh ảnh” của biểu mẫu định đoạt cho mỗi người, một khái niệm hướng dẩn và được thành h́nh qua những lựa chọn đạo đức của từng người.  Nhưng với luận cứ trung thành nhất với lư thuyết Husserl, Sheler cho rằng những h́nh ảnh giá trị như thế là do “khám phá” mà có trong khi Sartre lại cho rằng chúng là do sáng tạo mà có.

 

“L’image, loin d’être cette chose inconsistante à laquelle la réduit la tradition métaphysique en en faisant une forme dégradée de la perception, est, là encore, un acte autonome et original de la conscience, une certaine visée particulière de l’objet comme absent,  irréel.”

 

Mặc dù Sartre không phải là đọc giả nghiêm chỉnh của Hegel hay Marx cho đến sau chiến tranh, tương tự như nhiều người khác cùng thế hệ với ông, ông chịu ảnh hưởng của lối diển giải tiền hiện sinh và Marxist của Kojève về Hegel, dù Sartre không hề dự những buổi thuyết tŕnh nổi tiếng của Kojève vào những năm 1930 như Lucan và Merleau-Ponty đă làm.  Nghiên cứu trực tiếp hơn của Sartre về triết gia đầy tầm vóc người Đức nầy phát xuất từ bản dịch và b́nh luận của Jean Hippolite liên quan đến tác phẩm của Hegel, “Phénoménologie de L’Esprit”. Sự hiện diện của Hegel và Marx trở nên ngôi vị hàng đầu trong tác phẩm triết học chính được viết sau đó, “Critique de La Raison Dialectique” và trong bài tiểu luận, “Question de la Méthode”, dùng làm nhập đề cho tác phẩm nầy.  Dilthy từng mơ ước hoàn thành hệ phê b́nh của Kant với phần thứ tư, nghĩa là, phê b́nh về lư trí lịch sử (critique de la raison historique).  Sartre theo đuổi dự án nầy bằng cách phối hợp một h́nh thức biện chứng pháp của Marx với một “phân tích tâm lư - psychanalyse” theo lối hiện sinh có tác dụng liên kết trách nhiệm cá nhân vào những liên hệ giai cấp, từ đó đưa thêm một chiều hiện sinh đúng nghĩa về trách nhiện đạo đức vào chủ đề chính của Marx về thuyết nhân quả tự nhiên và tập thể - điều mà Raymond Aron sau nầy phê b́nh như là một kết hợp không thể thực hiện được giửa Kierkegaard và Marx.  Nếu phân tích đến cùng th́ Kierkegaard vẫn chiếm ưu thế; thuyết Marxist của Sartre vẫn đóng vai phụ trong thuyết hiện sinh của ông chứ không phải vai chính.  Điều nầy trở nên rơ tàng trong giai đoạn cuối của sự nghiệp của ông.

 

Siêu H́nh Học

 

Cũng như Husserl và Heidegger, Sartre phân biệt “ontologie” và “métaphysique” và thích ontologie hơn.  Trong trường hợp của ông, ontologie chủ yếu mang tính cách mô tả và phân loại, trong khi métaphysique chủ yếu giải thích theo nhân quả, cung ứng những luận cứ liên quan đến nguồn gốc và cứu cánh tối hậu của con người và toàn thể vũ trụ.  Tuy nhiên, khác với Heidegger, Sartre không cố đả phá và xem métaphysique như một bộ môn hoang đường.  Ông chĩ ghi nhận theo lối của Kant rằng métaphysique nêu lên những câu hỏi mà chúng ta không thể trả lời được.  Mặt khác, ông phụ đề cuốn “L’Être et Le Néant” là một “Ontologie Phénomélogique – Siêu h́nh hiện tượng luận”.  Phương pháp mô tả siêu h́nh học nầy đi từ trừu tượng nhất đến cụ thể cao độ.  Nó bắt đầu bằng cách phân tách hai thể loại hiện hữu riêng biệt và bất khả giản lượt: tại ngả (en-soi) và vị ngả (pour-soi), đại để là vô thức và ư thức, đi kèm với thể loại thứ ba, tức vị tha (pour autrui), ở phần sau của cuốn sách, và kết luận bằng một tóm lượt ứng dụng của “phân tích tâm lư hiện sinh (psychanalyse existentielle)” có nhiệm vụ diển đạt những hành động của chúng ta để khám phá dự phóng căn bản thống nhất cuộc đời chúng ta.

 

Hiện hữu tại ngả (Être-en-soi-même) và hiện hũu vị ngả (Être-pour-soi-même) có những đặc tính tương khắc và tuy thế chúng ta, thực thể nhân loại, là những đơn vị kết hợp cả hai; đó chính là cội rể siêu h́nh của bản chất  bất nhất của chúng ta (ambiguité).  Hiện hữu tại ngả là vững chải (solide), tự định danh (self-identique), bị động và bất động (passif et inerte).  Nó chĩ đơn thuần “hiện hữu”.  Hiện hữu vị ngả th́ lưu động, không tự định danh, và năng động.  Nó là sự phủ nhận hay triệt tiêu nội tại của hiện hữu tại ngả mà nó bị ràng buộc.  Nếu nh́n cụ thể hơn th́ thế song lập nầy được ví như “phàm tục ” và “siêu phàm”.  Những thực tại (données) trong hoàn cảnh của chúng ta như ngôn ngữ, môi trường, những lựa chọn trước kia của chúng ta và những cái rất “tôi” trong chức năng tại ngả của chúng tạo nên thực tại của chúng ta.  Với tư thế là những cá nhân có ư thức, chúng ta vượt lên thực tại nầy ở trong những ǵ tạo nên “hoàn cảnh (situation)” của chúng ta.  Nói cách khác, chúng ta luôn luôn là những hữu thể “trong hoàn cảnh (êtres-en-situation)”, nhưng sự kết hợp chính xác giửa phàm và siêu phàm vốn tạo nên hoàn cảnh hăy c̣n chưa xác định được, ít nhất bao lâu chúng ta c̣n bị dấn thân trong đó.  Do đó, Sartre kết luận rằng chúng ta luôn luôn “trội hơn” hoàn cảnh và đây là nền tảng siêu h́nh cho tự do của chúng ta.  Chúng ta “bị bó buộc - condamné” phải tự do, theo ngôn từ ngoa dụ của Sartre.

“L’homme est condamné à une liberté qu’il s’évertue en vain à fuir par mille stratégies.”

Người ta có thể thấy tại sao Sartre thường được mô tả như một triết gia nhị nguyên theo xu hướng Descartes (Cartésien dualist), nhưng điều nầy không mấy rơ ràng.  Nếu có dấu hiệu nhị nguyên nào hiện ra trong tư tưởng của ông th́ chính đó là hiện tượng song lập tự phát/quán tính (spontanéité/inertie) .  Thuyết nhị nguyên của ông không phải là một siêu h́nh học nhị nguyên giống như vật thể tư duy và thực thể nối dài (tinh thần và vật chật) của Descartes.  Chĩ có hiện hữu tại ngả mới có thể được quan niệm được như là thực thể hay “vật thể” (substance ou chose).  Hiện hữu vị ngả là vô vật thể (non-chose), sự phủ nhận nội tại của vật thể.  Nguyên tắc định danh chĩ áp dụng cho hiện hữu tại ngả.  Hiện hữu vị ngả là một ngoại lệ của nguyên tắc.  Do đó, thời gian với tất cả những nghịch lư của nó là chức năng của hiện hữu vị ngả tiến hành triệt tiêu hay tha hóa hiện hữu tại ngả.  Quá khứ được liên hệ với tương lai như hiện hữu tại ngả với hiện hữu vị ngả và thực thể với khả thể, c̣n hiện tại, tương tự như “hoàn cảnh” nói chung là một hổn hợp mù mờ của cả hai. Đây là phiên bản của Sartre liên quan đến thuyết thời gian của Heidegger, thời gian chất lượng được sống thực (temp vécu qualitatif) của những ưu tư và hành động của chúng ta, thời gian trôi đi hay ngừng lại nặng trỉu trên tay chúng ta, thay v́ thời gian định lượng theo kim đồng hồ mà chúng ta chia sẻ với thiên nhiên vật lư.

 

Tâm Lư Học

 

Tài nghệ của Sartre trong mô tả và phân tích tâm lư được mọi người công nhận.  Những ǵ làm cho ông trở thành một tiểu thuyết gia va nhà viết kịch thành công cũng góp phần cho tính sinh động và sức mạnh trong những lư luận của ông về hiện tượng luận.  Những nghiên cứu buổi đầu của ông về ư thức cảm xúc và h́nh ảnh (conscience sensible et d’imagerie) trong những năm cuối thập niên 1930 đă đẩy nguyên tắc ư hướng của Husserl đi xa hơn ư muốn của chính Sartre.  Ví dụ, trong “La Psychologie de L’Imagination”, Sartre cho rằng Husserl c̣n bị g̣ bó trong nguyên tắc nội tại duy tâm (principle idéalist d’immanence) - đối tượng của ư thức nằm trong chính ư thức - mặc dù mục tiêu công khai của Husserl là đánh đổ thuyết duy tâm.  Husserl dường như xem những h́nh ảnh như những tiểu mô h́nh của đối tượng tri giác được sản sinh hay giữ lại trong đầu.  Ngược lại, theo Sartre, nếu nhấn mạnh rằng tất cả ư thức trong bản chất là ư hướng  th́ người ta phải kết luận rằng ngay cả những cái gọi là “h́nh ảnh” không phải là những đối tượng “trong đầu” nhưng là những cách thức liên hệ chúng với những vật thể “trong thế giới” theo cách định h́nh đúng nghĩa.  Tương tự, những cảm xúc của chúng không phải là những “trạng thái nội tâm – éats interieurs” nhưng là những phương cách liên hệ với thế giới; chúng cũng là những ư hướng.  Trong trường hợp nầy, hành vi cảm xúc (comportement sensible) đưa đến những thay đổi vật lư và cái mà ông gọi là cố gắng gần như ảo thuật nhằm biến đổi thế giới bằng cách biến đổi chính ḿnh.

“La conscience et le monde sont donc rigoureusement contemporains et hétérogènes.  Dire que ‘toute conscience est conscience de quelque chose’, c’est à la fois dire que la conscience vise un objet extérieur et qu’elle ne se confond pas avec lui.”

 

Căn bản của tự do theo Sartre có tính cách siêu h́nh: chúng ta tự do v́ chúng ta không phải là một hiện hữu tại ngả (en-soi-même) nhưng là một hiện diện với chính ḿnh (presence-à-soi-même) – siêu việt hay triệt tiêu của chính ḿnh.  Điều nầy hàm ngụ rằng chúng ta là tha nhân của chính ḿnh, bất luận chúng ta là ǵ hay là những ǵ mà người khác có thể gán cho, chúng ta cũng vẫn  ở “trong tư thế không phải là cái đó”, nghĩa là, trong tư thế có thể thực hiện một viển tượng trong chiều hướng của nó.  Khoảng cách nội tại nầy phản ảnh không những chĩ danh tánh phi ngả (non-self-identité) của hiện hữu vị ngả mà c̣n h́nh thành một không gian của cái mà Sartre gọi là “tự do như là định nghĩa của con người”.  Tương ứng với tự do đó là một trách nhiệm nới rộng.  Chúng ta có trách nhiệm đối với “thế giới” của chúng ta như là chân trời của ư nghĩa trong đó chúng ta hoạt động và như thế là v́ mọi vật thể trong đó, bao lâu ư nghĩa và giá trị của chúng được ấn định do giá trị của sự lựa chọn căn bản của chúng ta hướng về đời sống. 

 

“Choisir, c’est non seulement se choisir, mais choisir l’humanité.”

 

Tại điểm nầy, siêu h́nh học và tâm lư học trùng lắp nhau trong khi vẫn giữ độc lập như từng xảy ra trong hiện tượng luận.    

 

Sartre sữ dụng ư hướng như là xương sống của tâm lư học của ông.  Và tâm lư học của ông là ch́a khóa đi vào siêu h́nh học đang được thịnh lúc bấy giờ.  Thực ra quan niệm về ư thức định h́nh như trung tâm của khả thể (locus de possibilité) , phủ nhận, và mất (négativité et manque) nổi lên như mô h́nh của ư thức nói chung trong L’Être et Le Néant.  Do đó, không phải là quá đáng nếu mô tả Sartre như là một triết gia của định h́nh (imaginaire), v́ ư thức định h́nh đóng một vai tṛ quá quan trọng  trong công tŕnh của ông.

 

Đạo Đức Học

 

Sartre là một triết gia duy đạo đức (moralist) nhưng ít khi là một nhà đạo đức (moralisateur).  Những nghiên cứu ban đầu của ông, mặc dù có tính hiện tượng luận, nêu rơ sự tự do và, qua hàm ngụ, trách nhiệm của tác nhân  của phương pháp hiện tượng luận.  Do đó, ngoài việc xây dựng một lư luận chống lại chủ thể siêu việt - trung tâm của thuyết duy tâm Đức và hiện tượng luận Husserl, tác phẩm chính đầu tiên của ông, La Transcendance de L’Égo, đưa một chiều hướng đạo đức vào những ǵ theo truyền thống được gọi là dự phóng tri thức luận (projet épistémologique) bằng cách khẳng định rằng dùng đến một chủ thể siêu việt tức là che dấu một sự chối bỏ tự do có ư thức.  Xu hướng giản lượt hiện tượng luận tạo ra những chủ thể ư thức như những ư nghĩa thuần túy thiếu mất những qui chiếu hiện sinh vốn làm cho những chủ thể đó trách nhiệm đối với sự hoài nghi - một giản lượt hay tách rời vấn đề hiện sinh như thế cũng mang một ư nghĩa đạo đức.

 

“La morale concrète est une morale de l’être-en-situation.”

 

Chủ thể đích thực, theo như sự giải thiách của Sartre sau nầy, sẽ học cách sống mà không cần đến một cái tôi (ego), dù siêu việt hay thực nghiệm (transcendant ou empirique), theo nghĩa cái tôi siêu việt là dư thừa và cái tôi thực nghiệm là đối tượng của ư thức  khi nó phản ảnh trên chính nó.

 

“La dimension éthique est en effet constitutive d’un être défini par l’arrachement perpétuel à soi-même.”

 

Chúng ta trách nhiệm đối với những cái tôi của chúng ta như đối với bất kỳ đối tượng ư thức nào.  Những công tŕnh tiếp theo của Sartre cố gắng qui định trách nhiệm đạo đức cho những tác nhân cá biệt hay tập thể hoặc xác định những nền tảng cho những qui định như thế.

 

Bây giờ người ta thường phân biệt ba vị trí đạo đức khác nhau trong những tác phẩm của Sartre.  Trước tiên và được biết đến nhiều nhất, đạo đức hiện sinh là đạo đức của phản-tha-hóa và của tính đích thực (désaliénation et authenticité).  Đạo đức nầy giả định rằng chúng ta sống trong một xă hội áp bức và bóc lột.  Áp bức là bản chất và cá thể, bóc lột là do cơ cấu và phi cá thể.  Trong khi ông đi vào những cuộc bút chiến rộng lớn với nhiều bài tiểu luận và báo chí của những năm cuối thập niên 1940 và 1950 liên quan đến việc giải thích có hệ thống con người trong các định chế tư bản và thực dân, Sartre luôn luôn t́m cách qui trách nhiệm cho những cá nhân có danh tánh rơ ràng trên nguyên tắc.  Như Merleau-Ponty nhận xét, Sartre đặc biệt nhấn mạnh áp bức hơn là bóc lột, trách nhiệm đạo đức cá nhân hơn là cơ cấu nhưng vẫn không phủ nhận sự quan trọng của bóc lột.   Thực tế, khi quan niệm của ông về tự do tăng cường từ siêu h́nh sang xă hội và lịch sử giửa thập niên 1940, sự đánh giá của ông gia tăng nhanh đối với ảnh hưởng của những điều kiện thực tại trong khi thực hành tự do.

 

Quan niệm của Sartre về tính đích thực, đôi khi được trích dẩn như yếu tính hiện sinh duy nhất, thường được phê bỉnh là nặng h́nh thức hơn nội dung. Quả thực nó h́nh như dung nạp được tính đa dạng rộng răi của những lựa chọn sống thực.  Cũng tại điểm nầy, nền tảng của nó là siêu h́nh. Chúng ta có thể nói rằng tính đích thực căn bản sống bằng chân lư siêu h́nh nầy của hoàn cảnh con người, nghĩa là, con người không bao giờ tự xem là một với hiện trạng của chính ḿnh nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy tŕ hiện trạng đó.  Như thế, câu nói “đó chính là hiện hữu của tôi” sẽ tạo nên một h́nh thức tự lừa dối ḿnh (self-déception) hay ngụy tín (mauvaise foi) giống như tất cả những h́nh thức tất định thuyết (déterminisme), v́ cả hai đều đưa đến nói láo với chính ḿnh đối trước sự thật siêu h́nh về ngẩu nhiên phi ngả (non-self-coïncidence)  và đưa đến sự chối bỏ trách nhiệm chấp nhận hiện trạng đó. 

 

Qua sự phân biệt căn bản của hoàn cảnh con người ra thành phàm và siêu phàm, ngụy tín hay bật đích thực có thể mang hai h́nh thức chính: một từ chối tự do hay siêu việt (“tôi không thẻ làm gỉ để thay đổi nó”) và h́nh thức kia làm ngơ phương diện thực của mọi hoàn cảnh (“Chĩ cần muốn làm, tôi có thể làm bất kỳ điều ǵ”).  H́nh thức thứ nhất là h́nh thức phổ biến nhất của tự lừa dối nhưng h́nh thức thứ hai th́ phổ thông hơn đối với những người thiếu nhận thức thực tại trong đời sống của ḿnh.

 

Sartre đôi khi nói chuyện giống như bất kỳ lựa chọn nào cũng có thể đích thực bao lâu nó được sống với một ư thức rơ ràng vể ngẩu nhiên và trách nhiệm.  Nhưng ư kiến được đem ra xem xét của ông loại bỏ những lựa chọn nhằm áp bức hay bóc lột người khác.  Nói  cách khác, đích thực không phải là hoàn toàn kiểu cách; có một nội dung tổng quát và nội dung đó  chính là tự do.  Chũ đề của Sartre là:  tự do là đối tượng mặc nhiên của mọi lựa chọn, một quan điểm mà ông đưa ra nhưng không bênh vực chu toàn trong bài diển văn về thuyết nhân bản của ông.

 

Nếu h́nh thức đạo đức đầu tiên và được biết đến nhiều nhất của Sartre tương ứng với siêu h́nh học của “L’Être et Le Néant” th́ h́nh thức thứ nh́, đạo đức “biện chứng - dialectique” lại xây dựng trên triết lư lịch sử được triển khai trong “Critique de La Raison Dialectique”.  Trong số những ghi chép không được xuất bản liên quan đến những bài diển văn trong thập niên 1960 - một số không bao giờ được đem ra tŕnh bày – Sartre phát hoạ một lư thuyết về đạo đức dựa trên những quan niệm về nhu cầu nhân bản và lư tưởng của “chính nhân – homme intégral ” tương phản với quan niệm trái nguợc của nó là “sous-humain”.  Nếu những tài liệu nầy bổ sung được ǵ cho những lư thuết đạo đức đă phát hành th́ đó chính là một nội dung chuyên biệt hơn và một nhận định sắc sảo hơn về những điều kiện xă hội để sống một cuộc sống của con nguời đúng nghĩa.

 

Chính Trị

 

Về mặt chính trị, Sartre không can dự ǵ trong những năm 1930, mặc dù ông nói có thiện cảm với cánh tả như bao nhiêu người khác.  Những năm chiến tranh, chiếm đóng và kháng chiến đă thay đổi t́nh thế. Cuối cùng ông thực sự dấn thân vào cải tổ xă hội và tin rằng người cầm bút có nghĩa vụ đưa ra những vấn đề xă hội của thời đại.  Ông sáng lập tờ báo công luận nhiều ảnh hưởng, Les Temps Modernes, cùng với đồng sự của ông là Simone de Beauvoir, cũng như Merleau-Ponty, Raymond Aron và những người khác.  Trong phần giới thiệu của số đầu tiên (10/1945), ông tŕnh bày tường tận quan điểm của ông về văn chương dấn thân (Littérature engagée) và nhấn mạnh rằng nếu không chịu giải quyết những vấn đề chính trị th́ không khác nào hổ trợ nguyên trạng (statu quo).  Sau một nổ lực ngắn ngủi bất thành nhằm giúp thành lập một tổ chức chính trị thiên tả không Cộng Sản, ông bắt đầu đi vào quá tŕnh quan hệ yêu/ghét dai dẳng với Đảng Cộng Sản Pháp, một đảng mà ông không bao giờ gia nhập nhưng trong nhiều năm ông vẫn xem là tiếng nói đích thực của giai cấp lao động Pháp.  Hiện trạng nầy tiếp tục kéo dài cho đếm khi Nga Sô xâm lăng Hung Gia Lợi vào năm 1956.  Tuy thế, ông vẫn tiếp tục có cảm t́nh với phong trào, nếu không nói là với đảng, trong một số năm sau đó. Ông đă tóm tắt sự thất vọng của ḿnh trong bài tiểu luận, “Les Communistes ont Peur de Révolution”, tiếp theo sau những biến cố Tháng 5, 1968.  Từ đó ông đă chuyển sang cực tả và khuynh hướng mà người Pháp gọi là học thuyết Mao (Les Maos), một khuynh hướng chính trị mà ông không bao giờ gia nhập nhưng lại bị lôi cuốn vi sự pha trộn đạo đức và chính trị của thuyết nầy.

 

Sartre thiên về khuynh hướng mà người Pháp gọi là “chủ nghĩa xă hội tự do – socialisme libertaire”, một dạng chủ nghĩa vô chính phủ (anarchisme).  V́ không bao giờ tin tưởng chính quyền, cái mà ông xem như “tha nhân của chính ḿnh – les autres-en-soi”, nên lư tưởng của ông là một xă hội với những quan hệ cởi mở tự nguyện được ông gọi là “thành phố của những cứu cánh – la ville des fins”.  Ở đó, mọi người đều như nhau với những người khác trên phương diện thực tiển.  Mỗi người gạt qua những quyền lợi của ḿnh v́ mục đích chung.   Chắc chắn những hành xử nầy đă bị rắn lại trong các định chế và tự do một lần nửa bị phương hại trong guồng máy quan liêu.  Nhưng kinh nghiệm thoáng qua đó về tương giao tích cựa là mặc khải của mô h́nh một hiện hữu xă hội đích thực có thể có.

 

 Sartre đi đến chổ nh́n nhận mức độ mà kinh tế điều kiện hóa chính trị theo nghĩa là sự khan hiếm vật chất, như cả Ricardo và Marx nhấn mạnh, quyết định những quan hệ xă hội của chúng ta.  Trong những tác phẩm của Sartre, sự khan hiếm xuất hiện như nguồn gốc của bạo động cơ chế và cá nhân trong lịch sử con người như chúng ta biết.  V́ thế nên sự giải phóng khỏi bạo động sẻ chĩ được thực hiện qua phản bạo động của cách mạng và sự h́nh thành của một “chủ nghĩa xă hội phồn vinh – socialisme d’abondance”.

 

Điều mà Sartre gọi là “phương pháp tiến bộ/thoái bộ - progressif/régressif” dùng cho nghiên cứu lịch sử là một pha trộn của duy vật sử quan và phân tích tâm lư hiện sinh.  Phương pháp nầy tôn trọng vai tṛ thường quyết định của những xem xét kinh tế trong giải thích lịch sử (duy vật sử quan) trong khi nhấn mạnh rằng “con người mà lịch sử tạo ra không phải là con người tạo ra lịch sử”.  Nói cách kkhác, ông bác bỏ toàn bộ tất định thuyết kinh tế với châm ngôn nhân bản của ông:  “Bạn luôn luôn có thể làm một cái ǵ đó từ . . .”

 

Vốn không bao giờ từ chối đấu tranh, Sartre trở nên dính dáng vào chiến tranh Algérie, tạo ra thù nghịch từ cánh hữu đến độ những thành viên của nhóm Algérie Française cho nổ bom tại cửa vào ṭa nhà ở của ông.  Sartre đóng vai tṛ chủ yếu  trong cuộc chiến đấu chống sự cai trị của Pháp tại Algérie.  Có lẽ ông đă trở nên người cổ vũ hàng đầu cho Mặt Trận Giải Phóng Algérie và là một trong những người kư tên vào Bản Tuyên Ngôn 121.  Ông chống đối Chiến Tranh Việt Nam và, cùng với Bertrand Russell và những người khác, đă tổ chức một ṭa án - được gọi là Ṭa Án  Russell -  nhằm tố cáo “tội ác chiến tranh của Mỹ”.  Không rơ từ sau tháng 4/1975 đến ngày qua đời vào tháng 4/1980, Sartre có thay đổi lập trường phản chiến của ông đối với Chiến Tranh Việt Nam như trường hợp của Joan Baez và Jane Fonda hay không.

 

Tác Phẩm Tiêu Biểu

 

La Transcendance de L’Égo:  Esquisse d’une Description Phénoménologique  là một tiểu luận triết học và tâm lư của Sartre năm 1937.  Tiểu luận nầy cho thấy sự chuyển hướng của Sartre ra khỏi hiện tượng luận cỗ truyền và đáng ghi nhận nhất là sự đoạn giao của ông đối với trường phái Edmund Husserl để đi vào trường phái của chính ông. Sự chuyển hướng nầy rơ nét hơn sau khi Sartre bị động viên vào quân đội từ năm 1939, thời kỳ mà ông có một nhản quan tương đối thiện cảm hơn về hiện hữu trong thế giới, một đề tài được diển tả chi tiết hơn nhiều trong tác phẩm L’Être et le Néant, 1943.  Tiểu luận nầy là bắt đầu quá tŕnh mà Sartre nghiên cứu và kết hợp hiện tượng luận với siêu h́nh học.  Căn bản của tiểu luận là đánh giá cao mô tả của Husserl về những đối tượng ư hướng như những thực thể độc lập, nhưng đồng thời xem cái tôi như một thực thể “trong thế giới” chứ không đơn thuần là ư thức.    Với Sartre, đúng ra nên mô tả cái tôi như một đối tượng của ư thức.  Đối tượng ư hướng là những đối tượng của ư thức; nghĩa là, những đối tượng vật lư, những con số, giá trị, tâm hồn, và con người tâm-vật-lư mà Sartre xem xét nên được nghiên cứu độc lập. Khác với Husserl, Sartre cho rằng giá trị của những đối tượng ư thức nằm bên trong ư thức về chúng.  Do đó, những đối tượng ư thức vừa là đối tượng của ư thức vừa là ư thức, và sở dĩ như thế là v́ ư thức vừa là chính nó vừa là phản ảnh của nó.  Sartre mô tả cogito (Je pense donc je suis) của Descartes bằng cách ghi nhận rằng cái “ư thức nói rằng tôi nghĩ” - tức cái ư thức có khả năng phản ảnh trên tiến tŕnh suy tư của tinh thần – không phải là cái “ư thức đang suy nghĩ”.  Cho nên người ta có thể suy nghĩ về sự suy nghĩ của chính ḿnh, và ư thức vừa là nó vừa là phản ảnh của chính nó.

 

Với Sartre, những đối tượng ngẩu nhiên là những đối tượng của ư thức và ư thức vừa là ư thức đơn thuần vừa là ư thức phản ảnh.  Hơn nữa,  ư thức  ở trong thế giới khi chúng ta ư thức về những sự vật, nhưng chúng ta cũng ư thứcvế chính chúng ta, những chủ thể đang ư thức về sự vật, cho nên sự vật và ư thức của chính chúng ta về sự vật dấy động ư thức phản ảnh của chúng ta, tiếc thay không có một lối giải thích nào dễ dàng hơn hay nghe ra ít thông tục hơn về những ǵ muốn nói ở đây.  Cũng nên ghi nhớ một điều là ư thức về phản ảnh không thể nào được phản ảnh.  Trong chiều hướng nầy đối với Sartre, sự cấu tạo của cái tôi là những trạng thái và hành động mà nó hổ trợ.  Điều nầy muốn nói rằng sự hiện hữu vật chất của  sự vật ngược lại chứng minh siêu h́nh của đối tượng đang trầm tư về chúng.  Do đó, cái tôi không là cái ǵ cả nếu không có một cái ǵ để trầm tư trong đó; nó phải dựa vào chính nó và vào sự hiện hữu của nó.  Hơn nữa, sự linh động của ư thức đối với Sartre là khả năng trầm tư một cái ǵ khi nó vắng mặt; điều nầy đặc biệt dành riêng cho quan niệm của ông về phản ảnh.

 

Sartre khảo luận về cái tôi trong hiện tượng luận v́ đó là đề tài mà người sáng lập, Husserl, đă không thể khảo luận.  Husserl không khảo luận những liên hệ giửa ư thức và con người, chẳng hạn: tác nhân tri thức các hiện tượng và tôi không phải là một sao?  Mục tiêu của tiểu luận La Transcendance de L’Égo là chứng minh rằng, trừu tượng cũng như cụ thể, cái tôi không ở trong ư thức, mà trong thế giới.

 

“L’égo n’est ni formellement ni matériellement dans la conscience, mais dans le monde.”

 

Muốn làm thế, Sartre sẽ tiên hành một phản ảnh xuất phát từ định nghĩa của Kant về chủ thể, và tiến đến đoạn giao với quan niệm của Freud vế ư thức và vô thức.  Chính qua tiểu luận nầy mà xuất hiện quan điểm nổi tiếng của Sartre: 

 

Hiện hữu có trước yếu tính – l’existence précède l’essence

 

La Nausée chính là mô h́nh tiểu thuyết triết học của Sartre, biểu tượng cho một tuyên ngôn của thuyết  hiện sinh và được nh́n nhận là một trong những tiều thuyết hay nhất của Sartre.  Ông tin rằng những tư tưởng của chúng ta là sản phẩm của những kinh nghiệm trong  những hoàn cảnh sống thực, và tin rằng những tiểu thuyết và kịch bản của ḿnh có thể mô tả chính xác những kinh nghiệm căn bản như thế, có giá trị tương đương với những tiểu luận triết học nhằm cải thiện những lư thuyết triết học như thuyết hiện sinh.  Với mục đích ấy, tiểu thuyết nầy dựng lên Roquentin, một nhà khảo cứu phiền nảo tại một tỉnh lỵ tương tự như La Havre,  trở nên ư thức sâu sắc được thực tế là những vật vô tri và hoàn cảnh tuyệt đối lảnh đạm với sự hiện hữu của ḿnh.  Như thế, chúng chứng tỏ phản kháng mọi ư nghĩa mà ư thức con người có thể tri giác được nơi chúng.  Sự thờ ơ nầy của sự vật tự tại càng có tác dụng làm nổi bật tự do của Roquetin khi tri thức và hành động trong thế giới; bất kỳ nh́n về hứớng nào th́ y vẫn thấy những hoàn cảnh mang những ư nghĩa có dấu vết sự hiện hữu của ḿnh.  Đó là lư do tại sao từ “nausée - buồn nôn” được dùng làm tựa của cuốn sách; mọi chuyện gặp phải trong đời sống hằng ngày của y đều nhuốm một mùi vị khắc khe, ngay cả ghê tởm - cụ thể là chính tự do của ḿnh.  Cuốn sách lấy từ ngữ đó từ tác phẩm “Ainsi Parlait Zarathustra” của Frédérich Nietzsche, trong đó từ nầy được dùng trong văn mạch nói về tính chất thưởng buồn nôn của cuộc sống.  Bất luận có ao ước bao nhiêu về một cái ǵ khác hay mới đi nữa th́ y vẫn không thể thoát ra khỏi sự hiển nhiên đau đớn về sự dấn thân của ḿnh với thế giới. Roquentin biểu hiện phần lớn những chủ đề chính của “L’Être et Le Néant” xuất bản năm năm sau.  Tác phẩm được xem như sự trầm tư nối dài về ngẩu nhiên của sự sống và về nổi khắc khoải của tinh thần phản ảnh hiện tượng ngẩu nhiên đó.  Trong một thoáng trầm tư về một cái rể cây, Roquentin cảm nhận được sự tàn nhẩn trong sự hiện hữu của nó và của chính ḿnh:  cả hai đơn thuần chĩ hiện hữu ở đó, không một biện minh nào, thừa thải (de trop).  Tính cách vật lư của cảm thức bệnh hoạn đầy  mặc khải nầy không nên bị xem thường.  Tương tự như sự bối rối trước cái nh́n của Tha Nhân (Autre), ư hướng cơ thể của chúng ta luôn mặc khải một thực thể siêu h́nh. 

“L’enfer c’est les autres.”

 

L’Être et Le Néant: Essai d'Ontologie Phénoménologique  là một luận án  triết học của Sartre. Mục tiêu chính của luận án nầy là định nghĩa ư thức như một hành động phủ nhận (một siêu việt của thế giới hiện có).  Quan tâm hàng đầu của Sartre khi viết L’Être et Le Néant là biện minh cho tự do căn bản của con người chống lại tất định thuyết dưới mọi h́nh thức.  Chính v́ tự do nầy mà Sartre khẳng định sự vô hiệu của nhân quả vật lư đối với con người, mà ông phân tích vị trí của hư vô (le néant) bên trong ư thức và cho thấy rằng hư vô nầy can dự thế nào vào những lực tác động trên chúng ta và những hành động của chúng ta.  Khi bị Đức bắt làm tù binh từ 1940 đến 1941, Sartre đă đọc Sein und Zeit (Hiện Hữu và Thời Gian) của Martin Heidegger, một nghiên cứu siêu h́nh học qua lăng kính và phương pháp hiện tượng luận của Husserl.  Tác phẩm nầy đă khai nguồn cho nghiên cứu của Sartre, đưa đến việc xuất bản L’Être et Le Néant vào năm 1943 mang phụ đề Essai d'Ontologie Phénoménologique .  Tiểu luận của Sartre rơ ràng chịu ảnh hưởng của Heidegger mặc dù Sartre rất hoài nghi những biện pháp giúp con người có thể đạt được một trạng thái thỏa mản cá nhân tương tự như sự tái ngộ với hiện hữu theo lư thuyết của Heidegger. Theo một lối giải thích bi quan hơn của Sartre trong L’Être et Le Néant,  con người là một sinh vật bị săn đuổi bỡi một nhản giới toàn hảo, nhản giới mà Sartre gọi là ens causa sui (hiện hữu tự sinh tự tại), và các tôn giáo định nghĩa là Thượng Đế.  Sinh ra trong thực thể vật chất của thân thể ḿnh, trong một vũ trụ hoàn toàn vật chất, con người tự thấy ḿnh bị xô đẩy vào hiện hữu.  Ư thức là một trạng thái sống chung với thân thể vật chất của ḿnh, nhưng không có thực thể khách quan nào; đó là hư vô.  Ư thức có khả năng quan niệm được những khả thể, và khiến chúng xuất hiện, hay khiến chúng triệt tiêu.

 

Trong phần nhập đề, Sartre phát họa lư thuyết riêng của ḿnh về ư thức, hiện hữu, và hiện tượng bằng cách phê phán cả những triết gia hiện tượng luận thuộc thời kỳ đầu (Husserl và Heidegger) lẫn trường phái duy tâm, duy lư, và duy thực.  Theo ông, một trong những thành tích lớn nhất của triết học hiện đại là đă giải phóng chúng ta ra khỏi những h́nh thức nhị nguyên vốn quan niệm hiện hữu có một bản chất “ẩn dấu” như noumène (linh hồn) của Kant; hiện tượng luận đă gạt bỏ “ảo tưởng về những thế giới hậu trường”.  Căn cứ trên quan sát tính chất của hiện tượng Sartre mô tả tính chất của hai loại hiện hữu: tại ngả và vị ngả (être-en-soi être-pout-soi).  Hiện hữu tại ngả là cái chĩ có thể được phỏng đoán mà thôi, một loại hiện hữu chĩ có thể h́nh dung như chính nó nếu được h́nh dung mà không có một ư thức chứng kiến; ngược lại hiện hữu vị ngả là hiện hữu của ư thức.

 

L’Existentialisme Est un Humanisme  là một trong những tác phẩm triết học chính của Sartre, xuất bản năm 1946, và được nhiều người xem như một trong những tài liệu lư thuyết của phong trào hiện sinh.  Sartre cho rằng định nghĩa then chốt của thuyết hiện sinh là hiện hữu (existence) của con người có trước yếu tính (essence).  Nói một cách đơn giản, điều ầy có nghĩa là, mặc dù con người hiện hữu, không có cài ǵ qui định cá tính và những mục tiêu trong đời v.v.  Chĩ có chính con người mới có thể định nghĩa yếu tính của ḿnh:  Truớc hết con người hiện hữu, đối diện với chính ḿnh, vươn lên trong thế giới – và tự định nghĩa ḿnh sau đó.  Như thế, Sartre bác bỏ điều mà ông gọi là “đổ lỗi số mệnh – prétexte déterministique” và cho rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm về hành vi của ḿnh. 

 

“Bien que n’étant pas le fondement de son être, l’homme est responsable, de façon accablante, du monde et de lui même.”

 

Sartre định nghĩa lo âu (anxiété) và thất vọng (désespoir) như những cảm xúc mà con người cảm thấy một khi nhận thức được rằng họ có  trách nhiệm về mọi hành động của ḿnh.  Ông cũng định nghĩa ruồng bỏ (délaissement) như sự cô đơn mà những người vô thần cảm thấy khi nhận ra ḿnh lẻ loi, và không có Thượng Đế nào chăm sóc họ.  Cảm xúc nầy được liên kết với thất vọng và lo âu.  Sartre cũng khẳng định rằng, nếu t́m tự do cho chính ḿnh từ những thế lực giả tạo, ngoại tại, th́  con gnười đồng thời phải tôn trọng tự do nầy đối với kẻ khác (do đó, thuyết hiện sinh đưa ra một h́nh thức nhân bản). 

 

“Cette volonté de liberté comme telle comporte nécessairement une dimension d’universalité:  je ne peux reconnaître et vouloir ma liberté sans, du même coup, reconnaître celle des autres.”

 

Những chủ đề chính của thuyết hiện sinh:

 

 

 

Lương Tấn Lực