Trường Phái Lăng Mạn trong Văn Học Pháp

Quelques Vues Générales sue le Romantisme Français – Allais Gustave

Phần III:  Bi Quan Ngạo Nghễ (Pessimisme Orgeuilleux)

Lương Tấn Lực

Licence d’Enseignement en Littérature Française – Univiersité de Saïgon

Licence d’Enseignement en Philosophie Occidentale – Université de Saïgon

Trên trái đất vong ân của những người đă chết
Chúng ta đi chĩ để lại bóng ḿnh.

(Nous marcherons ainsi, ne laissant que notre ombre

Sur cette terre ingrate ̣u les morts ont passé)

 

Có một h́nh thức bi quan khác có thể được gọi là “bi quan ngạo nghễ - pessimisme orgueilleux”, và h́nh thức nầy phát xuất từ Byron.  Xin nhớ rằng những sáng tác của Byron, xuất bản từ 1812-1822, tạo dựng giai đoạn chuyển tiếp  giửa những tác phẩm cuối cùng của Chateaubriand  củng như của Mme de Staël  và của những tác giả đích thực đánh dấu khởi điểm của trường phái Lăng Mạn Pháp.

 

Chúng ta dễ nhận ra quá tŕnh chuyển tiếp hợp lư từ bi quan René đến bi quan Byron.  Trong khi dùng nội suy để nghiên cứu chính ḿnh, người ta nhanh chóng nhận ra cái tôi của ḿnh  như một đối tượng nghiên cứu vô cùng hấp dẫn và hấp dẫn hơn cả mọi đối tượng khác.  Từ đó chỉ c̣n một bước là tiến đến chỗ tự đồng hoá ḿnh với một bản chất hoàn toàn khác biệt với những bản chất khác, mang một yếu tính thượng đẳng so với đại bộ phận loài nguời và được trời ban cho - hay có khả năng cảm nhận - những cảm ứng mà kẻ khác không biết.  Giả định đó người ta t́m được nơi rất nhiều nhà văn hay nhà thơ, từ Chateaubrian đến Pierre De Lotti: tuy nhiên đó chẳng phải là là cái ǵ hơn người mà chỉ là sự tự khâm phục chính ḿnh.

Gắn liền với xu hướng đặc biệt thiên vị đối với chủ thể trí thức của chính ḿnh là một tính khí bạo động, một cá tính tự tôn và độc lập, không theo nghĩa đạo đức, tôn giáo.  Người ta hiểu rằng một người như thế thường đi đến chỗ suy nghĩ rằng tất cả cái tôi của họ là đương nhiên, được tạo hóa cho phép, có quyền thỏa măn mọi dục vọng của ḿnh và hành động đam mê của họ phải được tự do phát triển.  Và rồi người ta tổng quát hóa; người ta tuyên bố, trên nguyên tắc, “dục vọng là trên hết”; thỏa măn những dục vọng “là một cái quyền”.  Nhưng nói một cái quyền th́ cũng chưa đủ;  phải nói là “một bổn phận”; v́ mọi người đều có bổn phận phát triển toàn diện và tối đa cái tôi của ḿnh - một áp dụng kỳ quặc của từ ‘bổn phận’ quư phái kia vào những điều quái đản như  thế.  Có người cho đó là quan điểm của Ibsen và của những nhân vật trong truyện của ông.  Nhưng các nhà văn lăng mạn đến sau Byron (và trước Ibsen) đă biết điều đó rồi và đă sáng tác  theo hướng đó trong những tác phẩm của ḿnh và cả trong đời sống thực của một số người: đó là trường phái Ibsen có trước Ibsen (Ibsenisme avant Ibsen).

 

Với những ngụy biện như thế, người ta không c̣n biết đến trở ngại nào cả, chẳng cần quan tâm đến những nguyên tắc đạo đức, văn hóa, tôn giáo, đă được xây dựng nên bởi những kẻ thù của dục vọng.  Đạo đức và tôn giáo, những luật lệ liên quan đến siêu việt và con người, những trách nhiệm xă hội, những trách nhiệm gia đ́nh, trách nhiệm hôn nhân...c̣n quan trọng ǵ? Càng phá vỡ được nhiều chướng ngại càng tốt.  Nguyên tắc hành xử được tuyên bố là sự nổi loạn chống lại những ǵ ngán trở.  Người ta truyền bá sự nhạo báng đối với xă hội, luân lư và luật pháp, và xúc phạm Thượng Đế.  Khi những khó khăn, thất vọng, phiền muộn, đau khổ tinh thần xảy đến, chủ thể  oán trách định mệnh.  Chủ thể tự nói ḿnh là nạn nhân của định mệnh đó.  Thay v́ can đảm phấn đấu để vượt qua thử thách, thay v́ cam chịu, một h́nh thức khác của can đảm, chủ thể lại nổi loạn và ngoan cố.  Và những tư tưởng nổi loạn  kia từ đâu đến, nếu không phải từ một ngạo nghễ to lớn?  Trong thâm tâm, chủ thể tự bảo:  “Sao chuyện như thế lại có thể xảy ra cho một người như tôi được!”  Luôn luôn chính sự khâm phục, yêu mến và tôn thời cái tôi đó trở về với chủ thể dưới h́nh thức bi quan.  Đây không c̣n là vấn đề ích kỷ tầm thường; mà là một cái ǵ qúy phái hơn, cao cả hơn, đ̣i hỏi một tên gọi đặc biệt; cuối cùng đó là   chủ nghĩa duy ngă (égotisme), như chúng ta nói ngày nay, nhưng là tự đại siêu việt và đam mê.

 

Những điều chúng ta vừa tŕnh bày đại để áp dụng cho Byron.  Bản chất hoàn toàn đam mê, cá tính bạo động, đầu óc hung hăng, luôn luôn chờ đón những cảm xúc thái quá, ông chỉ Thỏa mản trong một lối sống hiếu động, điên loạn, buông thả.  Muốn hiểu rơ Byron, phải đọc tài liệu nghiên cứu mà Taine đă dành cho ông trong cuốn Histoire de la Littérature Anglaise, tập 4. 

 

Đam mê hiện tại giáng xuống hồn ông như một cơn băo, đưa ông lên, kéo ông đến chỗ khinh suất và đồng thời cũng đưa ông đến sáng tạo.  Nhật kư, thư từ, tất cả bản văn ngoài nguồn của ông tựa như run rẩy tâm hồn, giận dữ, hứng khởi.” Taine t́m thấy nơi ông “cả một ngọn đuốc dục vọng man rợ:…tính t́nh đen tối, tưởng tượng táo bạo, ngạo nghễ không kèm chế, thích nguy hiểm, đánh nhau, cao hứng không đâu.”

 

Sự ngạo nghễ không kiềm chế và thái quá đó đưa ông đến những hành động liều lĩnh quái lạ.  Ông chứng tỏ một sự khinh khi công luận, tuyên chiến với xă hội thượng lưu Anh, với những tập tục, sự nghiêm minh đạo đức giả của xă hội đó, công kích những nhà văn đương thời của ông và khoác lác ca ngợi điều xấu.  Bài thơ Childe Harold đă khiến Walter Scott đưa ra sự phán xét nghiêm khắc:  Bài thơ mang giá trị lớn, nhưng nó không mang lại một dư luận tốt cả về t́nh cảm lẫn đạo đức đối với tác giả.  Điều xấu lẽ ra phải khiêm tốn hơn đôi chút.”

 

Không có ǵ riêng tư hơn là thơ của ông:  Ông chỉ mơ mộng về chính ông và ông cũng chỉ thấy chính ông khắp mọi nơi… Đó là những phiền muộn, nổi loạn, những chuyến du hành mà ông đă đưa vào thơ, không màn chỉnh trang hay sắp xếp lại.  Tất cả những nhân vật mà ông dàn dựng đều được vẽ theo chính ông.  Tựu trung, ông chỉ dựng lên có một nhân vật mà thôi:  Childe Harold, Lara, le Giaour, le Corsaire, Manfred, Sardanapale, Caïn, Tasse, Dante vả các nhân vật khác c̣n lại vẫn luôn luôn là một người, được biểu hiện dưới những bộ quần áo khác nhau mà thôi.  Những người đương thời của ông không lầm lẫn về điều nầy.  Walter Scott đă nhận thức được điều đó trong Childe Harold.  Một lần khác, người ta đồn rằng đó chính là Byron, Conrad thực sự, Corsaire thực sự.  Và khi đề cập chuyện nầy, Byron thêm rằng “quả người ta đôi khi đoán gần đúng sự thực, nhưng không bao giờ đoán đúng sự thực.”

 

Hăy thử đọc Le Corsaire, người ta sẽ thấy một số đoạn văn - chẳng hạn khi Byron mô tả chân dung đạo đức của Conrad – trong đó những nét tiêu biểu nhất có thể áp dụng cho chính thi sỷ.  Taine không trích dẫn những đoạn văn đó ra.  Hăy xem thơ đoạn I, phần mở đầu đoản khúc số XI: “Thiên nhiên đă không định đoạt số mệnh của Conrad”, và thơ đoạn II, đoản khúc X, trong đó thi sỷ tŕnh diện Conrad bị cầm tù sau một trận chiến đẩm máu khiến y bị thương, bị nhốt trong một tháp canh, một ḿnh với sự ngạo nghễ và những giây xích. C̣n về những ǵ đang xảy ra trong tâm khảm của Conrad, Byron mô tả ra sao?  Ông minh họa tâm hồn nhân vật một cách rất sinh động, tràn ngập những kỷ niệm, minh họa trái tim con người bị phơi bày với những đau khổ tràn dâng, cho đến khi sự Ngạo Nghễ, vừa tỉnh thức, giật lấy gương soi của tâm hồn và đập nát nó.  Vâng, sự ngạo nghễ có thể cướp đi tất cả những thứ đó, và ḷng can đảm  có thể xem thường những thứ đó, - xem thường tất cả, - trước khi và bên kia cái chết ghê tởm nhất.

 

Đó chính là một nét hoàn toàn cá nhân.  Ngôn ngữ tràn đầy nghị lực dữ dội đó, sức mạnh siêu đẳng đó vượt trên những ǵ người ta có thể gán cho sự can đảm, sự khẳng định kiêu hănh  của ngạo nghễ đó cơ hồ như có thể trấn áp được cả ư thức, tất cả chẳng phải đă đánh động tâm hồn của thi sỷ?  Và đừng quên câu phương ngôn, “những kẻ có ḷng can đảm bừng cháy và bất kham chấp nhận đau khổ và nổi loạn; chỉ những kẻ yếu hèn mới hối hận.”  Đó phải chẳng là trạng thái tinh thần của Byron?

 

Tóm lại, điều mà ông luôn luôn tŕnh bày với chúng ta chính là bức tranh của một ư chí con người nổi loạn và đứng lên trực diện với kẻ thù của ḿnh:  Xă hội, định mệnh.  Luôn luôn chúng ta có trước mặt h́nh ảnh một con người tự tuyên bố là nạn nhân của những bất công, không có được những ǵ ḿnh xứng đáng có hay những ǵ ḿnh mơ ước, một con người với những hy vọng bị chối bỏ, những ước muốn không được thỏa măn, và luôn luôn mang trong hồn cảm thức thiếu thốn.  Từ đó, trong con người ấy, có một cái ǵ cay đắng, một nuối tiếc khôn nguôi, một tức tối âm thầm đối trước mọi người và mọi vật, một cảm tính u ám, một nếp tưởng tượng hướng đến đen tối, cuối cùng một sự nổi loạn triền miên đối với cuộc đời đang có trước mặt.  Đó chính là thái độ thường thấy trong những nhân vật của Byron.

 

Bài thơ Manfred của Byron Fraust của Gœthe.

 

Với những nét tổng quát lớn, chúng ta đă phác họa khuôn mặt của các nhân vật của Byron.  Nhưng nhân vật nổi tiếng nhất trong số đó, nhân vật biểu tượng và hiện thân đầy đủ nhất thiên tài của nhà thơ, chính là Manfred.

 

Taine gọi Manfred là người em sinh đôi của Fraust của Gœthe, chỉ muốn nêu lên sự tương đồng về tư tưởng, quan niệm, phạm vi quan sát giữa hai bài thơ; v́ có một điểm khác nhau về ngày tháng đáng lưu ư: Fraust được xuất bản năm 1807 và Manfred năm 1817.  Ngoài ra, Byron biết bài thơ của Gœthe; ông không thể đọc bài thơ đó trong nguyên bản v́ không biết tiếng Đức; nhưng một người bạn của ông đă đọc và dịch phần lớn bài thơ đó cho ông: chính ông đă kể lại việc nầy.  Ông rất say mê bài thơ được đọc và chịu ảnh hưởng của nó.

 

Khi thấy rằng Byron đă sử dụng bài thơ Fraust của ḿnh, đồng thời nhận thấy Byron đă biến bài thơ đó thành thơ của ông, Gœthe bèn nghĩ cách đối phó, theo phương cách riêng, với mục đích riêng của ông, sao cho không bài thơ nào trong số hai bài giống nhau nữa… Tác phẩm được đổi mới lại toàn bộ.

 

Ở đây chúng ta không đưa ra một so sánh giữa hai tác phẩm nổi tiếng kia.  Vấn đề nghiên cứu đó cần để dành cho những người có thẩm quyền, những chuyên viên thông thạo về văn học Phương Bắc. Nhưng trong tài liệu của Taine về đề tài nầy có mười lăm trang đặc biệt đáng lưu ư và chúng ta cần nhanh chóng tóm lược lại những ư chính.

 

Fraust là một trong những tác phẩm tầm vóc nhất và chính thống nhất của thế kỷ.  Đó là một kiệt tác, dựa trên một giai thoại trung cổ, giai thoại của bác học Fraust.  Nhà thơ phục dựng lại ở đó những phong tục cổ ngày xưa, và dàn dựng lên những “nhân vật trên trời -  personnages célestes”, duy tŕ   ở họ những phong cách qui ước, theo những giáo điều của Kinh Thánh, tương tự như những bí mật cổ đại.  Giai thoại trung cổ  khai triển ở đây xuyên qua những màn sáng tạo từ óc tưởng tượng phong phú của nhà thơ.  Bên cạnh bi hài kịch nhân gian, yếu tố làm nền tảng cho sự thống nhất của tác phẩm, người ta bắt gặp những đoản thi tuyệt diệu hay biểu tượng.  Tóm lại đó là một tác phẩm phức tạp, xuất chúng, lạ thường, đúng hơn là khá bí ẩn, trong đó người ta t́m thấy cùng một lúc thiên tài thượng đẳng của một nhà thơ, một kịch tác gia, và đồng thời tinh thần của một triết gia bị dằn vặt giữa những tin tưởng cổ xưa và chủ nghĩa hoài nghi hiện đại.  Bài thơ nầy tŕnh bày cho chúng ta kết quả những suy tư của Gœthe về mọi vấn đề, và đồng thời nó khiến nhiều người Suy ngẫm.

 

Nếu Gœthe phục dựng lại thế giới ngày xưa th́ đó là tư cách của sử gia chứ không phải tư cách tín đồ.  Ông chỉ theo đạo Thiên Chúa v́ kỷ niệm và v́ thơ… Triết gia ló dạng phía sau người viết truyện… Những nhân vật siêu nhiên kia là ai?  , Thượng Đế kia, Mephistophéles kia, và những thiên thần kia?  Phải chăng đó là những trừu tượng hay những con người?  Đó là cách khai triển của toàn bộ bài thơ, hành động và  nhân vật, con người và thần linh, thượng cổ và trung cổ, tổng thể và chi tiết, luôn luôn nằm trên biên thùy của hai thế giới: một vật lư hữu h́nh, một trừu tượng vô h́nh.  Như là âm vang trong thiên nhiên vũ trụ, tác phẩm của ông tương tự như một bản đồng ca khổng lồ trong đó những thần linh, con người, quá khứ, hiện tại, tất cả chiều dài lịch sử, tất cả những điều kiện của đời sống, tất cả những trật tự của hiện hữu đều hợp đồng với nhau.

 

Âm vang của thiên nhiên vũ trụ theo Taine cũng chính là bài thơ vũ trụ: những diễn tả  đó vạch rơ rằng Fraust là lư lịch trích ngang của đời sống tinh thần và đạo đức của Gœthe và của tư duy của ông trên mọi vấn đề chiếm cứ và tác động tinh thần con người.

 

Manfest, ngược lại, theo Taine là bài thơ của con người; đó là vở kịch của con người; và chúng ta t́m lại ở đó cũng như trong những bài thơ khác của Byron vẫn cùng nhân vật, luôn luôn được minh họa theo cùng một biểu mẫu.  Chúng ta cũng nhận ra ở đó người Anh với những đặc điểm sắc tộc Anh.  Những ǵ mà toàn thể văn minh đă duy nhất phát triển nơi người Anh, đó chính là nghị lực và những chức năng thực dụng.  Người Anh tận sức trong nỗ lực, cương quyết trong phản kháng, kiên định trong hành động, và nhất là lánh xa suy đoán thuần túy, cảm thông dao động và nghệ thuật vị nghệ thuật. Với họ, tự do siêu h́nh đă chết dưới những ưu tư duy lợi, và mơ mộng duy thần chết dưới những ưu tư đạo đức.

 

Thêm vào đó, ở đây cũng như những nơi khác, chỉ có một nhân vật, y hệt như các nơi khác.  Con người, thần linh, thiên nhiên, tất cả thế giới đang thay đổi với thiên h́nh vạn trạng của Gœthe đều tan biến hết.  Chỉ c̣n nhà thơ là tồn tại, được thể hiện trong nhân vật của ḿnh. Tuyệt đối khép kín trong chính ḿnh, nhà thơ chỉ có thể nh́n thấy chính ḿnh mà thôi.

 

Nhưng cũng phải nói rằng có nhiều nét vĩ đại trong nhân vật Manfred đó.  Sự khác biệt thế nào so với Fraust, nhân vật tầm thường, yếu đuối, thiếu bản lĩỉnh, tâm hồn mất đi ư chí và, trong khi vùi đầu vào công việc, đă mất hết ư nghĩa của đời sống thực tế và sức lực hành động? Fraust đó, phải chăng là một nhân vật buồn bă, xuyên suốt tác phẩm, nói năng, sợ hăi, ưu tư về những biến đổi cảm xúc của ḿnh, và lang thang tản bộ!.. Ư chí của y là những ư chí yếu ớt, những tư tưởng của y là những hoài băo  và mơ mộng.  Một tâm hồn thi sỷ trong một khối óc bác học, cả hai đều không thích hợp cho hành động.

 

So với Fraust, Manfred khác biệt biết bao nhiêu!  Đó là một người đàn ông, nghĩa là một con người có cá tính, cương nghị, hành động.  Đó là một lănh chúa, đầy can đảm và gan dạ.  Hăy nghe y tự mô tả ḿnh:  Từ tấm bé, tâm hồn tôi đă không đi chung với tâm hồn mọi người… Những thú vui của tôi, những đau khổ của tôi, những dục vọng của tôi, những chức năng của tôi biến tôi thành kẻ xa lạ trong đám họ…Tôi không thể nào khống chế và khắc phục bản tính của tôi được…Thú vui của tôi nằm trong sự cô đơn, để hít thở không khí khó thở trên đỉnh giá băng của non cao.”

 

Dès ma jeunesse, mon âme n’a point marché avec les âmes des hommes…Mes joies, mes peines, mes passions, mes facultés me faisaient étranger dans leur bande…Je ne pouvais point dompter, et plier ma nature…Ma joie était dans la solitude, pour respirer l’air difficile de la cime glacée des montagnes.

 

Phải đọc trong bản dịch của Taine toàn bộ đoản văn kiệt xuất đó, nội dung chủ yếu là biểu hiện sự kiêu căng ngạo nghễ của Manfred đối với phần c̣n lại của nhân loại:  Đó là những thời gian thư dăn của tôi - mục tiêu chủ yếu là được ở một ḿnh; v́ nếu những sinh vật đồng loại với tôi – tôi ghê tởm điều nầy - gặp tôi trên lối tôi đi th́ tôi tự cảm thấy bị giáng cấp và rơi xuống bằng họ, và tôi chỉ c̣n là họ và tôi chỉ c̣n là đất sét.” 

 

Nhưng bức tranh kia chưa đầy đủ; c̣n phải ghi nhận thêm những khuôn mặt mà t́nh yêu đă tạo nên trong một tâm hồn như thế.  Manfred đă yêu, với một t́nh yêu nồng nàn và sôi động.  Người mà y yêu đă chết, và cuộc sống đối với y trở nên không chấp nhận được.  Nỗi cô đơn của tôi không c̣n  là cô đơn nữa; nó được đong đầy bằng những căm giận.  Tôi nghiến răng,…tôi tự nguyền rủa tôi…Bàn tay lạnh buốt của một ác quỷ tàn nhẫn,…tương tự như một ngọn sóng đáo hoàn, đă quẳng tôi vào lại trong hố sâu thăm thẳm của hồn tôi. Tôi sống trong thất vọng, và tôi sống ở đó, tôi sống măi ở đó.

 

Những trích đoạn trên cho phép chúng ta có được về nhân vật Manfred đó một ư tưởng khá rơ ràng.  Nói chung, nơi y cũng như nơi những nhân vật khác của Byron, chúng ta t́m lại những nét chủ yếu giống nhau về cá tính:  một tâm hồn hiếu động, mang những đam mê mănh liệt, mà một khi thất vọng hay thương tổn, thường quay ngược về chính ḿnh, t́m sự cô đơn và bằng ḷng ở đó.  Một trí tưởng tượng khích động và hướng về bóng tối, ám ảnh bởi những tư tưởng cay đắng và u ám; một ngạo nghễ bất kham, tự đặt ḿnh ra ngoài  và lên trên kẻ khác; một ư chí kiên cường và liều lĩnh, thích Nổi loạn trước những trở lực, về xă hội cũng như đạo đức, lồng lên đe dọa và nguyền rủa số phận.  Tóm lại, đó luôn luôn là chủ nghĩa duy ngă (égotisme) mà chúng ta đă tŕnh bày, chủ nghĩa duy ngă siêu nhân, lạ lùng, được đẩy đến cực điểm, chắc chắn không thiếu đi cái vĩ đại của nó, nhưng nó chỉ thấy có chính ḿnh trong tất cả vũ trụ và bằng ḷng trong đau khổ tuyệt vọng và sự Nổi loạn ngạo nghễ của ḿnh.  Như Taine nhận định một cách hùng hồn, đó luôn luôn là cái tôi, cái tôi bất khuất, tự măn với chính ḿnh, không có ǵ có thể khống chế được, ác quỷ cũng như con người, tác giả độc nhất của điều thiện cũng như điều ác, một loại thần thánh đau khổ và ngă gục, nhưng luôn luôn là thần thánh dưới những da thịt đầy thương tích, xuyên qua nỗi đày đọa nhọc nhằn của số phận…

 

Lord Byron có một cuối đời rất quư phái và rất đẹp.  Ông chết tại Missolonghi v́ đấu tranh cho nền độc lập Hy Lạp (1824) và đó là cái chết của một người anh hùng.  Một cuối đời như vậy chuộc lại bao nhiêu lỗi lầm trong thuở sinh tiền của ông.  Nhưng những tác phẩm của ông đă gây ra bao nhiêu điều xấu.  Cũng như Nouvelle Heloïse, Werther Réne,  thơ của Byron thành công rất lớn.  Người ta say mê đọc và mô phỏng.  Những nhân vật của ông như Childe Harold, Conrad, Lara, Manfred đă có những mô phỏng trong văn học lăng mạn Pháp:  chỉ cần trích dẫn Hernani, Antony, Chatterton…

 

Nói chung chúng ta đă điểm quan những giai đoạn khác nhau của văn học khi xuất hiện những tác phẩm thành công. Nhà văn trở thành người yêu chuộng của quần chúng; và tiếp theo là một cao trào tư tưởng, quan điểm, sở thích, biểu hiện những ǵ người ta gọi là “ảnh hưởng” của nhà thơ hay nhà văn.  “Thời thượng - mode” xen vào; nhà thơ ấy, nhà văn ấy trở thành “thời thượng – à la mode”.   Nhóm từ ấy có thể là vô nghĩa, nhưng rất biểu hiện: nó cung ứng cho chúng ta một khái niệm rơ ràng vể hiện tượng vô thức, tự phát, vô luận trong phong trào thời trang của quần chúng đó.  Người ta không có sự đánh giá của cá nhân ḿnh; người ta không thể tự ḿnh phán xét; nhưng người ta đọc qua một bài báo trong đó nhà phê b́nh nổi tiếng của thời đại đưa ra những thẩm định tác phẩm và thế là từ nơi nầy qua nơi khác  người ta cứ làm theo mọi người;  người ta bám theo cỗ xe thành công, ca ngợi, hô hào, ngất xỉu, nhưng chẳng biết tại sao, nếu chẳng phải v́ lư do dễ hiểu là “tất cả mọi người’ đều đă làm như thế và nhất định phải “làm giống như mọi người”:  thế mới hợp thời trang.  Đấy chính là sự chiến thắng đẹp đẽ nhất của hành vi đồng dạng mà ngày nay chúng ta gọi là “snobisme - thời thượng”.  Ngày nay chúng ta thấy xuất hiện phong trào Tolstoïsme, Ibsénisme; đến thời kỳ lăng mạn, thời thượng đó là Byronisme.

 

 

Lương Tấn Lực