Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Albert Camus Qua Đời

(7/11/1913 – 04/01/1960)

Lương Tấn Lực

Theo Olivier Mony trong “Albert Camus, l’Home Intranquille

Và một số tài liệu khác

"À n'importe quel coin de rue le sentiment de l'absurdité peut faire grève tout homme au visage. "



Sơ lược tiểu sử

 

Albert Camus sinh tại Mondovi, Algerie, ngày 7/11/1913. Ông thường tìm hiểu bản chất đôi khi vô nghĩa của cuộc sống.  Một năm sau khi Camus ra đời, cha ông, một nông dân nghèo gốc Alsace, tử trận tại Âu Châu  trong trận đánh tại Marne.  Mẹ ông đưa gia đình sang quận Belcourt tại Alger, nơi họ sinh sống với bà ngoại của Camus, cũng là một hóa phụ.

Sau khi tạm nghỉ vì bệnh lao, Camus tiếp tục học tại Đại học Alger.  Trong thời gian nầy, Camus sinh sống bằng nhiều công việc khác nhau, kể cả dạy kèm, làm việc cho Viện Khí Tượng, và bán phụ tùng xe hơi.  Cũng trong thời gian nầy, cùng với một số trí thức cánh tả, ông đã thành lập Nhà Hát Lao Động tại Alger.  Kinh nghiệm đầu tiên của Camus về kịch nghệ xảy đến khi nhóm nầy cho ra một “kịch bản tập thể” mang tên, “Révolt dans Les Asturies (Bạo Động tại Asturies)”.

Sau khi nhận được văn bằng triết học, Camus di cư sang Pháp và làm báo.  Năm 1938,  ông làm việc cho một tờ báo thiên tả,  Alger-Républicain,  với tư cách luân phiên là phó biên tập, phóng viên chính trị và xã hội, trưởng ban biên khảo, và điểm sách.  Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Camus sữ dụng tài văn chương của mình để hổ trợ Cuộc Kháng Chiến Pháp, đảm trách ban biên tập tờ Combat, một tờ báo bí mật quan trọng.  Tuy nhiên, sau chiến tranh, ông từ bỏ chính trị và nghề báo để chuyên lo viết sách.  Sau đó ông trở nên nổi tiếng thế giới với những tác phẩm như L’Étranger (1942), La Peste (1948), L’Homme Révolté (1954), Le Mythe  de Sisyphe (1942).

 

Năm 1957 ông nhận giải thưởng Nobel về văn chương “căn cứ trên sáng tác văn học quan trọng của ông, một thành quả soi sáng những vấn đề của lương tâm nhân loại trong thời đại chúng ta với sự kiên định tinh tường”, không phải trên tác phẩm La Chute được xuất bản một năm trước đó, nhưng trên lập trường phản đối án tử hình trong tiểu luận Réflections sur La Guillotine. 

 

Khi nói chuyện với các sinh viên Đại Học Stockholm, Camus khẳng định không dính dáng gì trong vấn đề Algerie và cho biết ông quan ngại những gì có thể xảy ra cho mẹ ông đang sống tại Algerie. Việc nầy khiến những người trí thức cánh tả Pháp khai trừ Camus quyết liệt hơn nữa.

 

Ngày 4/1/1960, Camus chết trong một tai nạn xe hơi trong khi từ Stockholm về lại Paris cùng với ngưòi bạn và cũng là nhà xuất bản Michel Gallimard.  Bấy giờ ông mới 40 tuổi.  Mới đó thôi, năm 1958, ông đã viết, “Tôi vẫn còn tin rằng hãy còn nhiều việc chưa bắt đầu”.  Bên lề tai nạn nầy, cũng xin thêm rằng Camus rất ghét đi xe hơi và ông đã dự định trở về Paris bằng tàu lửa nhưng sau đó Gallimard thuyết phục ông thay đổi ý định.  Người ta tìm thấy trong túi áo của ông nửa phần vé tàu lửa khứ hồi không sữ dụng.

 

Tác phẩm tiêu biểu

 

L’Etranger, La Peste, La Chute, La Mort Heureuse, Le Premier Homme, La Femme Adultère, L’Homme  Révolté, Le Mythe de Sisyphe, Le Renégat ou Un Esprit Confus, Les Muets, L’Hôte, Carmets, Les Justes, Le Malentendu, L’État de Siège

 

Mặc dù nổi tiếng chủ yếu nhờ vào các tiểu thuyết và các tác phẩm triết học, Camus cũng là một người của kịch nghệ.  Nhiều lần ông từng là kịch sỹ sân khấu, giám đốc nhà hát, nhà viết kịch, và dịch giả sân khấu.  Chủ đề các vở kịch của Camus xoay quanh sự nhận định của con người về bản chất phi lý (l’Absurde) của vũ trụ, và sự mâu thuẩn tất yếu giửa nhận thức nầy với sự khát khao tìm hiểu của con người.  Tuy nhiên phương thức biểu hiện bản chất phi lý đó rất khác biệt với điều được gọi là “sân khấu phi lý” của những nhà viết kịch như Ionesco hay Beckett.  Cũng như Sartre, Camus thích những nhân vật có khả năng không những cảm nhận sự đau khổ của mình nhưng còn diển tả được nổi đau khổ đó một cách rõ ràng.

 

L’Étranger (1942).  Đây có thể là tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông, và chủ đề then chốt của triết học thế kỷ hai mươi.  Chủ đề và hình thức thường được trích dẩn như là những ví dụ của Thuyết Hiện Sinh, mặc dù Camus không tự xem mình là một triết gia Hiện Sinh.  Thực tế, nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều trường phái triết học khác nhau, bao gồm thuyết phi lý (absurdisme), cũng như thuyết duy thần (athéisme), tất định thuyết (determinisme), thuyết hư vô (nihilisme), và thuyết khắc kỷ (stoisme).  Meursault, nhân vật chính trong truyện, tượng trưng cho con người như một nạn nhân buồn nôn của bản chất phi lý của tập quán.  Meursault là một ngưòi Pháp được mô tả như một kẻ rối loạn tình cảm, bẩm sinh thụ động và thác loạn.  Nhân vật nầy dường như vô cớ giết chết một người A Rập ở Alger.  Tại tòa án, sự bình thản và thụ động của Meursault được luật sư buộc tội ghi nhận như chứng cớ cho thấy anh ta không hối hận hay tôi lỗi, điều nầy khiến luật sư càng lưu tâm về việc Meursault không thể hay không muốn khóc trong đám tang của mẹ y, lưu tâm nhiều hơn so với thái độ của y trong lần giết người nầy.  Meursault cho biết y chẳng bao giờ cảm thấy hối hận hay cảm xúc nào đối với bất cứ hành động nào của y trong đời.  Luật sư buộc tội gắt gao lên án Meursault đến độ cho rằng Meursault phải là một con ác quỷ không linh hồn, không biết ăn năn và như thế y chĩ đáng tội chết để đềnh tội.  Mặc dù luật sư biện hộ bênh vực cho y và sau nầy có nói với Meursault rằng ông ta hy vọng phán quyết sẽ nhẹ, Meursault hốt hoảng khi quan tòa tuyên bố phán quyết:  y sẽ bị chặt đầu trước công chúng.  Trong tù, trong khi chờ hành quyết bằng máy chém, Meursault gặp một linh mục, nhưng từ chối cơ hội đề nghị nhằm quay về với Chúa, giải thích rằng đề nghi đó là một lảng phí thời gian.  Mặc dù vị linh mục cố tình ra sức đưa Meursault ra khỏi lối suy nghĩ vô thần của y, cuối cùng Meursault giận dữ hành hung ông ta, sém làm cho ông bị thương.  Meursault cuối cùng nhận thức được sự thờ ơ của vũ trụ đối với nhân loại (thỏa hiệp với sự hành quyết của y):  “Cơ hồ như cơn giận dữ mù quáng đó đã rửa sạch tôi, xua đi niềm hy vọng.  Lần đầu tiên đêm đó chan hòa sao sáng, tôi mở rộng linh hồn đón nhận sự thờ ơ của thế giới.  Khi nhận ra thế giới ấy rất giống tôi - rất giống anh tôi, quả như vậy – tôi cảm thấy mình đã hạnh phúc và tôi hạnh phúc thêm một lần nữa.  Để mọi điều trọn vẹn, để cảm thấy bớt cô đơn, tôi chĩ phải ước mong có đông đảo người đến xem cuộc hành quyết của tôi và họ sẽ chào tôi với những tiếng la hét căm thù.

Meursault không ý thức được sự phi lý trong sự tồn tại của con người, mặc dù sự phi lý đó chi phối những hành động của y.  Thực tế duy nhất chính là những kinh nghiệm vật lý của y, cho nên y giết người Ả Rập như phản xạ trước những ảnh hưởng vật lý của ánh nắng mặt trời vào mắt y, khi y xông đến đối phương trên bờ biển chói chan ánh nắng.

Việc giết chết người Ả Rập tự nó là vô nghĩa - chẳng qua chĩ là một vụ việc mới xảy ra cho Meursault.  Cái ý nghĩa của câu chuyện nằm trong sự nội suy  cưởng chế của Meursault về cuộc đời của mình – và về ý nghĩa của cuộc đời đó – trong khi đối mặt với cái chết cận kề bằng hành quyết theo pháp luật.  Chĩ trong tòa án và trong cái chết Meursault mới nhận thức được sự hữu hạn và trách nhiệm đối với cuộc đời của mình.

 

Trên bề mặt, L’Étranger trông có vẻ như một tác phẩm cực kỳ đơn sơ mặc dù được biên soạn và dàn dựng kỷ lưởng.  Thực tế, đó là một sáng tác súc tích và phong phú, mang đầy ý nghĩa bên trong cùng những phẩm chất qui phạm.  Nếu muốn phân tích đầy đủ ý nghĩa và hình thức củng như những tương quan giửa ý nghĩa và hình thức đó trong L’Étranger thí có lẽ phải cần một cuốn sách tầm cở ít nhất bằng chính cuốn tiểu thuyết.

 

Le Mythe de Sisyphe (1942).  Nội dung diển tả quan niệm của Camus về bản chất phi lý của vũ trụ và sự chấp nhận bản chất đó với sự vắng bóng hòan toàn của hy vọng - một hiện tượng khác hẵn với thất vọng - , một sự từ chối triền miên – khác với thối thác - , và một sự bất mản có ý thức.  Đó là sự phù phiếm của con người khi tìm kiếm ý nghĩa, thống nhất và minh bạch đối trước một thế giới bất khả tri không có Thượng Đế, không có chân lý hay giá trị vĩnh cửu.  Nhận thức được phi lý có đòi hỏi phải tự sát?  Camus trả lời, “Không, nó đòi hỏi phải nổi loạn.”  Chương cuối cùng của tác phẩm so sánh sự phi lý của cuộc sống với hoàn cảnh của Sisyphe, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị buộc phải lặp đi lặp lại bất tận một nhiệm vụ vô nghĩa, đó là đẩy một tảng đá lên đỉnh núi, chĩ để xem nó lăn xuống trở lại.

Ông bắt đầu mô tả hoàn cảnh phi lý:  phần lớn cuộc sống của chúng ta được xây dựng trên hy vọng vào ngày mai; nhưng ngày mai thì lại đưa chúng ta gần hơn với cái chết và là kẻ thù tối hậu của chúng ta.  Con người sống như không hề hay biết về cái chết tất yếu.  Một khi lột bỏ hết những mơ mộng thông thường, thế giới chĩ là một chốn xa lạ, kỳ quặc, và phi nhân.  Không thể có được một nhận thức thực sự; lý trí cũng như khoa học không thể giải thích thế giới:  những câu chuyện họ đưa ra chung quy chĩ là những trừu tượng vô nghĩa, những ẩn dụ mà thôi.  Thế giới tự nó không phi lý, cũng như tư duy con người tự nó không phi lý:  sự phi lý xuất phát từ khi nhu cầu hiểu biết của con người gặp phải sự bất khả tri của thế giới, khi niềm khao khát của chúng ta về tuyệt đối và thống nhất gặp phải sự bất lực giản lược thế giới nầy vào một nguyên tắc hữu lý và túc lý.  Ông cũng đề cập đến một số triết lý muốn mô tả và nổ lực truy cứu cảm thức phi lý nầy, như của Heidegger, Jasper, Shestov, Kierkegaard, và Husserl.  Ông cho biết, tất cả những triết lý nầy đều đưa đến sự “tự sát triết học” vì những kết luận mâu thuẩn với lập trường ban đầu về bản chất phi lý - hoặc từ bỏ lý trí và quay về với Thượng Đế (như trường hợp của Kierkegaard va Shestov), hoặc nâng lý trí lên và cuối cùng đạt đến thực thể thường hằng của Platon và một thượng đế trừu tượng (như trường hợp của Husserl).  Muốn quan niệm đứng đắn về phi lý phải nhìn nhận sự mâu thuẩn giửa khao khát lý trí con người và thế giới bất khả tri.  Như thế, tự sát cũng phải được loại bỏ:  không có con người thì phi lý cũng không thể có.  Sự mâu thuẩn nhất thiết phải có; lý trí và những giới hạn của nó phải được nhìn nhận, không hy vọng hảo huyền.  Tuy nhiên, phi lý không bao giờ có thể được chấp nhận: nó đòi hỏi con người phải thường xuyên đối diện, thường xuyên nổi loạn.  Đối diện với bản chất phi lý của thế giới có nghĩa là đối diện với tất cả những gì thế giới bất khả tri cung ứng.  Khi cuộc sống không có ý nghĩa thì không có tiêu chuẩn giá trị.

Điều quan trọng không phải là sống tốt nhất nhưng là sống nhiều nhất.”  Nhìn nhận sự thật sẽ chiến thắng được nó.  Sisyphe, giống như người phi lý, tiếp tục đẩy tảng đá.  Camus cho rằng khi nhận ra sự phù phiếm trong nhiệm vụ của mình và sự tất yếu của định mệnh, Sisyphe được giải thoát để nhận thức tính chất phi lý trong hoàn cảnh của mình và đạt đến tình trạng bằng lòng chấp nhận.

 

L’Homme Révolté (1951).  Đây là một tiểu luận dày bằng một cuốn sách bình thường, đề cập đến phương diện siêu hình và lịch sử  của quá trình phát triển hiện tượng nổi loạn và cách mạng trong các xã hội, nhất là Tây Âu. Camus liên lệ nhiều nhà văn và nghệ sỹ tên tuổi như Épicure, Lucrèce, Le Marquis de Sade, Friedrich Hegel, Fyodor Dostoyevsky, Friedrich Nietzche, và André Breton trong một bức tranh lịch sử hợp nhất của một kẻ nổi loạn.  Khi xem xét bạo động và cách mạng - được xem như cùng một hiện tượng trong khung cảnh cá nhân và xã hội – Camus xem xét một số nhân vật và phong trào “phản kháng văn hóa (contre-culturel) ” ** từ lịch sử văn học và nghệ thuật tây phương, ghi nhận tầm quan trọng của mỗi phong trào trong quá trình phát triển chung của tư duy và triết học cách mạng.

Một trong những luận điểm chủ yếu trong L’Homme Révolté đề cập đến những động cơ của nổi loạn và cách mạng – theo Camus có thể xem như những trạng thái sinh tồn.  Mặc dù hai hiện tượng nầy triệt để khác nhau trên hầu hết các phương diện, cả hai phát xuất từ sự chối bỏ căn bản của con người đối trước định chế pháp lý.   Nếu con người trở nên bất mản đối với những luật lệ hiện có, Camus khuyên họ nên nổi loạn.  Sự nổi loạn nầy, từ đó, chính là sản phẩm của sự mâu thuẩn cơ bản giửa sự tìm kiếm không ngưng nghỉ của trí óc con người nhằm giải tỏa và bản chất căn bản vô nghĩa của thế giới.  Được Camus xem là phi lý, sự mâu thuân nầy phải được giải quyết với thái độ Camus gọi là “sáng suốt - lucidité”.  Theo Camus, chĩ có một người ý thức được bản chất phi lý tiềm ẩn của thế giới mới có thể nổi loạn thành công.  Sự vô vọng này, một cảm thức phù phiếm, tượng trưng cho văn mạch chung trong sáng tác của Camus.  Ông khẳng định, kẻ nổi loạn thực sự hiểu đuợc sức mạnh không lường được của mâu thuẩn nhưng vẫn quyết định nổi loạn.  Bỡi vì sự nổi loạn được thực hiện trong vô vọng hay không có một niềm tin thực sự vào thành công nên kẻ nổi loạn là tượng trưng căn bản cho điều thiện và tử tế của nhân loại.  Về mặt lý luận, nổi loạn trước phi phý là quan niệm của Camus về cuộc hành trình cam khổ nhất của con người.

 

Một chủ đề then chốt khác trong L’Homme Révolté liên quan đến khái niệm nổi loạn mới tượng hình.  Chủ đề nầy là sự thất bại tất yếu của những toan tính đi tìm sự toàn hảo của con người. Xuyên qua nhiều cuộc cách mạng khác nhau, nhất là Cuộc Cách Mạng Pháp, Camus cho rằng Cách Mạng chính là một chối bỏ triệt để cả lịch sử lẫn những giá trị siêu việt.  Không giống như kẻ nổi loạn, những người làm cách mạng có khuynh hướng giết Thượng Đế.  Trong Cuộc Cách Mạng Pháp, chẳng hạn, việc giết Thượng Đế nầy được thể hiện qua việc hành quyết Louis XVI và phế bỏ những Quyền Thiêng Liêng của Vua.  Theo Camus, kết quả việc chối bỏ thiêng liêng là khởi đầu của chủ nghĩa duy vật và không tưởng, một diển biến mà Camus cho là đồng nghĩa với kết thúc của lịch sử.  Ông tin rằng vì sự kết thúc nầy không thể đạt được nên mới có bạo động:  những người làm cách mạng cố tình bắt những kết quả phải xảy ra.  Điều nầy tựu trung dẩn đến hậu quả phi lý là nô lệ hoá con người nhân danh giải phóng họ trong tương lai - một mâu thuẩn trên ngôn từ, vì, theo Camus, cách mạng phủ nhận tương lai và chĩ đặt nền tảng trên lịch sử mà thôi.  Điểm nổi bật là: sự tin tưởng của Camus vào tình cảm siêu việt không có nghĩa là ông biện hộ cho tôn giáo.  Thực vậy, dùng cách mạng để thay thế đạo đức xây dựng trên cơ sở thiêng liêng bằng chủ trương thực dụng chĩ có nghĩa là tôn vinh những giá trị đạo đức siêu việt.

Đối trước một bên là những bất công hiển nhiên trong cuộc sống con người, một bên là sự thay thế tồi tệ của cách mạng, kẻ nổi loạn của Camus tìm cách đấu tranh cho công lý mà không chối bỏ những giá trị siêu việt.  Chủ đề nầy đi song song với chủ đề Phi Lý theo nghĩa là một số nhửng giá trị hay tư tưởng không thể bị phủ nhận một cách chính đáng:  trong trường hợp người nổi loạn, nguyên tắc về giá trị nội tại của sự sống con người phải được duy trì.  Do đó, những kẻ nổi loạn cố gắng biện minh hành động của mình dưới hình thức đềnh bù cụ thể.  Theo luận điểm của Camus, những người khủng bố Nga hoạt động vào đầu thế kỷ 20 sẵn sàng hy sinh tính mạng của họ để đổi lại những sinh mạng mà họ đã giết.  Bằng cách đó, những người nổi loạn khẳng định nguyên tắc căn bản coi như trong tất cả tác phẩm của Camus: giá trị nội tại của sự sống.  Nói một cách đơn giản, kẻ nổi loạn chết vì tương lai, trong khi những kẻ khủng bố đương thờ thì giết vì quá khứ. Luận điểm đó có lẽ là minh hoạ thực tế tốt nhất cho thuyết Phi Lý của Camus.

 

** Contre-culture: một ngôn từ xã hội học dùng mô tả những giá trị và tiêu chuẩn văn hóa trong hành xử của một nhóm văn hóa hay thứ văn hóa, chống lại những giá trị hay tiêu chuẩn của định chế văn hóa chính nguồn.

 

Quan điểm của Camus về Phi Lý (L’Absurde)

 

Nhiều nhà văn đã viết về Phi Lý, mỗi người viết theo một diển đạt riêng về thực chất của Phi Lý và theo quan niệm riêng về tầm quan trọng của Phi Lý.  Ví dụ, Jean Paul Sartre nhìn nhận tính phi lý của kinh nghiệm cá nhân, trong khi Kierkegaard giải thích rằng tính chất phi lý trong một số tín điều tôn giáo ngăn cản chúng ta đạt đến Thượng Đế bằng lý trí.  Camus không phải là người đề xuất thuyết Phi Lý (Absurdisme) và hối tiếc khi được tham chiếu như là một triết gia về thuyết Phi Lý.  Camus càng lúc càng tỏ ra ít quan tâm hơn về Phi Lý ít lâu sau khi xuất bản Le Mythe de Sisyphe.  Để phân biệt quan niệm của Camus vế Phi Lý với những quan niệm của các triết gia khác, người ta đôi khi dùng chữ  Nghịch lý của Phi Lý (Paradoxe de L’Absurde)” để ám chỉ quan niệm Phi Lý của Camus.

 

Trong các bài tiểu luận, Camus đưa ra những lưởng đối:  hạnh phúc và đau khổ, sáng và tối, sống và chết, v.v.  Mục tiêu của ông là muốn nhấn mạnh trên sự kiện hạnh phúc luôn trốn chạy và thân phận con người là sinh ra để chết.  Ông làm thế không phải vì bệnh họan, nhưng để phản ảnh một đánh giá cao hơn đối với cuộc đời và hạnh phúc.  Trong Le Mythe de Sipsyphe, lưởng đối nầy trở thành một nghịch lý (paradoxe):  chúng ta quí giá sự sống vô cùng, nhưng đồng thới chúng ta biết rằng cuối cùng mình sẽ chết, và cuối cùng những công lao của chúng ta cũng chĩ là vô nghĩa thôi.  Trong khi chúng ta sống với một lưởng đối (Tôi chấp nhận những giai đoạn bất hạnh bỡi vì tôi biết rằng mình cũng sẽ có được hạnh phúc sắp tới),  chúng ta không thể sống với nghịch lý (Tôi nghĩ rằng cuộc đời vô cùng quan trọng, nhưng tôi cũng nghĩ rằng cuộc đời đó vô nghĩa).  Camus suy tư về cách thức cảm nhận Phi Lý và cách thức chúng ta sống với Phi Lý đó.  Cuộc sống phải có ý nghĩa thì chúng ta mới quí giá nó.  Nếu chúng ta chấp nhận cuộc đời vô nghĩa và do đó vô giá trị thì liệu chúng ta có nên tự sát không?

Camus  có một phần đóng góp quan trọng cho quan điểm về Phi Lý, và ông luôn luôn bác bỏ thuyết hư vô như một phương thức đáp ứng.  Đối với Camus, ý nghĩa vẫn tồn tại ở chổ, mặc dù con người có bị đặt trong một vũ trụ “phi lý” và thờ ơ – ý nghĩa bị thử thách bỡi sự kiện chúng ta sẽ chết – ý nghĩa có thể sáng tạo bằng những quyết định và diển đạt của chính chúng ta, cho dù là tạm bợ và mong manh. 

Phản đối chủ nghĩa độc tài

Suốt đời, Camus lên tiếng phản đối mạnh mẽ chế độ độc tài dưới nhiều hình thức. Ngay từ buổi đầu, Camus hoạt động tích cực trong Cuộc Kháng Chiến Pháp trước s chiếm đóng của Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến, ngay cả điều hành tờ báo nổi tiếng Combat.  Đối với những người Pháp hợp tác với Đức Quốc Xã, ông viết,

“Bây giờ giá trị đạo đức duy nhất là lòng can đảm, dựa vào đó để phán xét những tên bù nhìn và ba hoa giả vờ đại diện cho nhân dân.”

Bất đồng quan điểm nổi tiếng giửa Camus và Sartre bắt nguồn từ sự phản đối độc tài nầy của Camus.  Camus phát hiện được hình thức độc tài phản xạ trong điều gọi là “chính sách quần chúng” do Sartre hổ trợ nhân danh chủ nghĩa Marxist cực đoan.  Điều nầy rõ ràng trong tác phẩm L’Homme Révolté, không những một công kích chế độ công an trị Sô Viết, mà còn là một dấu hỏi liên quan đến bản chất thực sự của chính sách cách mạng quần chúng.  Camus tiếp tục lên tiếng phản đối những tàn bạo của Liên Bang Sô Viết, một quan điểm được ghi nhận trong bài diển văn năm 1957, nhân ngày kỷ niệm cuộc Cách Mạng Hung Gia Lợi, cuộc nổi dậy bị Hồng quân Liên Sô đàn áp đẩm máu.

Ai đã giết Camus?

Ai đã giết Camus vào ngày 4/1/1960, lúc 13 giờ 55, tại cổng làng Villeblevin, trên Quốc Lộ 5?  Người lái chiếc xe Facel Vega là Michel Gallimard, bạn thân đồng thời là nhà xuất bản của Camus.  Chiếc xe tông vào một cây sung dâu, giết chết cả hai người.

Ai là kẻ sát nhân?

·         Phải chăng là sở mật vụ của Franco, theo giả đoán của nữ văn sỹ Carme Riera trong cuốn sách ít người biết đến, “La Moitié de L’Âme”?

·         Phải chăng là Jean Daninos, người sáng chế chiếc xe Facel Vega, rất đẹp nhưng kém an toàn và trở thành chiếc quan tài bằng kim loại của Camus?

·         Phải chăng là Hội Đồng giải Nobel, tổ chức đã trao cho Camus giải thưởng ba năm trước đó?  Giải thưởng nầy dường như đã khiến đóng băng trong hào quang một s nghiệp văn học đang vận hành.  Jacques Laurent ước đoán, “Nobel phong vương một sự nhiệp đã kết thúc.”

·         Phải chăng là Algerie, người mẹ nuôi ăn con, người buộc Camus phải lựa chọn - Algerie hay công lý -, khi ông chĩ yêu thích xứ sở có đại dương và mặt trời.

Không ai giết cả, chắc chắn là thế.  Không ai cả, ngoại trừ nổi phiền muộn, nỗi buồn thăm thẳm của kẻ đã nhận thức quá sớm cho nên cứ tin rằng mình đang ngập sâu trong sai lầm, của kẻ mà nỗi hoài nghi theo chân từng bước một, kẻ chẳng bao giờ xem sự thành công như là một hào quang nhưng gần như là một niềm đau khổ.

“Personne, sinon le chagrin, l'insondable tristesse de celui qui eut raison si tôt qu'il crut être enfoncé dans l'erreur, de celui dont le doute accompagna chaque pas, celui pour qui le succès ne fut jamais un baume mais presque une souffrance.”


Lương Tấn Lực