HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG- KIỀU MỸ DUYÊN

Khát khao hy vọng, khát khao b́nh yên và khát khao ḷng thiện.

Trần Vũ

 

Nhà văn Trần Vũ

 

“Buổi tối tôi trở về Kontum, tạm trú trong một chủng viện. Các d́ phước ở đây dặn ḍ:   

- Nếu nghe pháo kích th́ chạy xuống hầm. Hầm ở đằng kia ḱa.   

Chủng viện ở xa trung tâm thành phố, ban đêm khung cảnh tĩnh mịch và khí hậu thật trong lành. Tôi mở cửa sổ, mùi thơm của hoa bưởi, hoa trà từ ngoài vườn theo gió vào tận trong pḥng. Rồi một giấc ngủ thật ngon lành trong gió mát và hương hoa của miền rừng núi. Nửa đêm, chợt tỉnh giấc v́ những tiếng nổ long trời h́nh như ngay ngoài cửa sổ. Tôi biết là ḿnh đang bị pháo kích. Chừng nửa giờ sau, tiếng pháo im bặt. Bên ngoài ánh trăng vẫn chiếu sáng trên những chùm hoa bưởi trắng ngần, hương thơm của hoa càng về đêm càng ngạt ngào trong gió. Cái chết chỉ trong đường tơ kẽ tóc. Và tôi thấy ḿnh thích mùi hoa bưởi từ dạo đó.”   

   

Văn bút kư của Kiều Mỹ Duyên đẹp bất ngờ. Giữa máu và hoang tàn, vẻ đẹp tự nhiên v́ bật lên từ một khát khao nguyên vẹn. Thiên nhiên có nguyên vẹn th́ con người mới yên b́nh. Nên đôi mắt của Kiều Mỹ Duyên không rời khung cửa sổ nơi hoa bưởi c̣n lấp lánh dưới trăng và gió đưa hương vào tận trong pḥng. Vài ḍng chữ, sau trái bích kích pháo, như hy vọng diễn ra lặng lẽ. Hơn bút kư, là thanh âm của tâm tư con người phát lên giữa chiến tranh.   

Ở một đoạn khác Kiều Mỹ Duyên viết: “Máu đọng thành vũng. Dưới ánh mặt trời buổi sáng, màu máu vẫn c̣n đỏ thắm. Mùi máu tươi trộn lẫn với mùi thơm thoang thoảng của những hàng cây khuynh diệp mọc hoang dă trên đồi…”; rồi một đoạn khác nữa: “Tôi thật xúc động khi nh́n một em bé chừng ba tuổi vừa ch́a tay nhận hộp sữa là đưa lên miệng nút, mà không biết rằng hộp sữa chưa khui. Cái cử chỉ vô thức đó biểu lộ sự đói khát đă lâu của đứa bé.” Cả hai đoạn, tuy khác biệt trong khung cảnh, lộ ra ưu điểm ở Kiều Mỹ Duyên: Khả năng quan sát. Nhận ra tức khắc bên trên vũng máu – là sự hủy hoại của con người – vẫn c̣n hương thơm của rừng khuynh diệp là tạo hóa. C̣n đứa bé? Vẫn là quan sát nhưng là quan sát với thương cảm của ḷng nhân.   

Kư của Kiều Mỹ Duyên xây cất trên các yếu tố ấy. Khát khao hy vọng, khát khao b́nh yên và khát khao ḷng thiện. Làm nền cho tất cả những ǵ Kiều Mỹ Duyên viết. Hôm qua máy bay, xe tăng, bom ḿn, hôm nay những nữ tu, những đại lăo ḥa thượng, những giám mục, hồng y, giáo sư cùng những sinh viên trẻ sống giữa cộng đồng nhưng vẫn tận tụy giúp đỡ, cứu nạn và đem cho đời một ư nghĩa. Là Hoa Cỏ Bên Đường, tập kư mới nhất.    

Tất nhiên chất liệu trên lục địa Bắc Mỹ không thể dữ dội bằng những ngày chiến tranh trên quê xưa. Tất nhiên nỗi u hoài c̣n đó, nhưng đă là niềm vui kêu vang trên trang giấy. V́ không chỉ có hoa cỏ mà rất nhiều, rất nhiều những tấm ḷng của đồng bào ḿnh mà Kiều Mỹ Duyên chứng kiến trên từng thước đất bà đă đi qua. Cũng c̣n là một thâm tạ cho miền đất mới.     

   

Trần Vũ, 3 tháng 6-2022