Bài viết của nhà văn Phương Hoa:

Vài Cảm Nghĩ Khi Đọc

“Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN - HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG”

Thú thực, khi anh Chinh Nguyên Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt, ngỏ  ư nhờ Ban Biên Tập & In Ấn Văn Thơ Lạc Việt mà tôi cũng là một  thành viên, giúp layout tuyển tập cho nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên, tôi chỉ  chăm chú làm việc theo những ǵ mà trưởng Ban Biên Tập & In Ấn Văn  Thơ Lạc Việt Thái Phạm dặn tôi làm, theo cái kiểu “sai đâu đánh đó” v́  tôi quá bận nên không chú ư nhiều đến nội dung những bài viết trong  bản thảo.  

Ban đầu, chị Kiều Mỹ Duyênchỉ gửi cho chúng tôi đâu chừng  mười mấy bài viết, cũ có, mới có. Tôi được phân công phần giàn trang,  làm xong th́ thấy tổng cộng chưa tới hai trăm trang. Ôi sướng thật, khỏe 

thật, v́ sách mỏng nên hoàn thành quá nhanh. Tôi mừng thầm. Nhưng  tôi đă lầm. Số bài đó chỉ mới là một phần trong số các bài viết của nữ kư  giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên. Tôi c̣n đang loay hoay thay tới đổi  lui cách tŕnh bày, chỉnh sửa h́nh ảnh, th́ chị Kiều Mỹ Duyên liên tục  gửi bài đến, hầu như mỗi tuần một bài, rồi đến vài ngày một bài, có ngày  chị gửi đến những hai bài! V́ nhận quá nhiều bài, nhiều h́nh ảnh, đến  nỗi tôi quáng cả mắt, ù cả tai, gần như là bị “tẩu hỏa nhập ma.” Tôi bèn  cầu cứu trưởng ban Thái Phạm, nhờ giúp “take over” cái tuyển tập dày  cộm nầy. Nhờ vậy tôi mới có thời gian đọc kỹ lại các bài viết của chị  Kiều Mỹ Duyên. Càng đọc, tôi càng khâm phục chị. Tôi thật sự ngă nón  trước sức viết “như vũ băo” của vị nữ kư giả kỳ cựu này. Cho tới khi  sang sinh sống ở Mỹ, chị vẫn c̣n giữ được cái phong độ viết mạnh mẽ  như khi làm phóng viên chiến trường thời Việt Nam Cộng Ḥa mà tôi đă  từng đọc và biết về chị.  

Có thể nói tác giả Kiều Mỹ Duyên là một người rất giàu t́nh cảm,  luôn quan tâm đến người khác. Tuy bận rộn, nhưng chị đă bỏ ra nhiều  th́ giờ quư báu để đọc hết ba tập truyện tôi mới xuất bản năm vừa rồi, và  c̣n cho tôi những lời ủng hộ thật chân t́nh. Những lời khen của bậc đàn  chị đă giúp tôi lên tinh thần và cố gắng tiếp tục viết. Cho nên, khi chị tỏ  ư muốn tôi viết cảm nghĩ về “Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN - HOA  CỎ BÊN ĐƯỜNG,” dù biết ḿnh chỉ là hàng hậu bối, tôi cũng phải  mạo muội ghi vài hàng mộc mạc theo cái cảm xúc “nghĩ sao viết vậy” tự  đáy ḷng ḿnh, chứ không hề dám nghĩ là điểm sách hay phê b́nh cho  chị. Tôi đă đọc hết hơn bốn trăm năm chục trang sách, và trong tôi có rất  nhiều cảm xúc về tuyển tập mà tôi muốn ghi lại nơi đây. 

C̣n nhớ có lần chị Kiều Mỹ Duyên đă nói với tôi, “Chị là nhà báo  nên viết khô khan lắm, không ướt át đâu em ơi!” Khi ấy tôi cũng đă tin  như vậy. Thường th́ độc giả dễ bị hấp dẫn hơn đối với những sách  truyện dưới dạng tiểu thuyết trữ t́nh... lâm ly bi đát, và nhiều người cho  là những câu chuyện viết theo kiểu thông tin báo chí th́ quá khô khan.  Ngày trước khi c̣n đi học, cô bạn Mỹ ngồi cùng lớp sáng tác (Creative 

Writing) với tôi đă than là “quá chán” khi viết chuyện thật (non-fiction)  v́ cô không thể sáng tạo, thêm thắt cho hấp dẫn hơn được. Nhưng, như  đại văn hào Ernest Hemingway từng có một câu nói nổi tiếng dành cho  giới viết văn, là hăy “Viết những ǵ bạn biết” (Write What You Know) sẽ  

giúp bạn thành công. Và nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên đă làm được điều  này. Tập sách của chị quá hấp dẫn, lôi cuốn, tất cả các bài viết đều là  những câu chuyện thật chị biết, gặp, hay chứng kiến, được chị diễn tả rất  sống động, mạch lạc, kèm theo nhiều h́nh ảnh thật và cảm động vô  cùng. 

Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong  phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều  Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo  Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao  gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xă hội về mọi mặt, mọi vấn đề, của  đất nước Hoa Kỳ, và thế giới, những bài phỏng vấn nóng hôi hổi quư vị  lănh đạo tinh thần các tôn giáo, từ quư Ḥa Thượng, Thượng Tọa, đến  quư Đức Cha, Đức Hồng Y, ... và kể cả nhiều vị Tổng Thống, Mỹ, Nga,  ... cộng thêm nhiều bài viết chia sẻ, những băn khoăn, trăn trở, buồn đau,  của tác giả mỗi chuyến đi làm từ thiện, hay khi nghe tin người quen, bạn  bè xa ĺa cơi thế. 

Tôi thật thích thú lẫn ngưỡng mộ, khi đọc những bài nữ kư giả viết  tường thuật về các chuyến đi phỏng vấn những nhân vật quan trọng. Hăy  nghe chị kể lại, “Nhờ làm nghề truyền thông mà tôi được nhiều cơ hội  gặp mọi người, từ anh lính đến Đại Tướng, từ người dân đến Tổng  Thống, từ một người giáo dân đến Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám  mục Hoa Kỳ, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam....Tôi  phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trên thế giới và tôi được cử làm  phóng sự, thuyết tŕnh, gồm có: Tổng Thống Gerald Rudolph Ford, bộ  trưởng Elizabeth Dole, Tổng Thống Nga Mikhail Sergeyevich  Gorbachev. Tổng Thống Nga nói sở dĩ nước Nga có tự do, nhờ ông và 

Tổng Thống George W. Bush làm việc ṛng ră suốt 10 năm...” (TT  KMD, tr.84-85) 

Tôi tâm đắc nhất là cái câu chị Kiều Mỹ Duyênhỏi tống thống Nga  Gorbachev, và câu trả lời của ông, “- Thưa Tổng Thống, bao giờ Việt  Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thật sự?” “Tổng Thống  Nga trả lời: - Bao giờ Trung Quốc có Tự Do th́ Việt Nam có tự do.”  (TT KMD, tr.87). Đúng là tổng thống Nga Gorbachev đă “đi guốc”  trong bụng chính phủ Việt Nam hiện tại. Biết đến bao giờ đất nước ḿnh  mới “thoát Trung” được như người dân hằng mong ước đây? 

Tôi cũng thích những bài phỏng vấn của nữ kư giả Kiều Mỹ  Duyên; tôi cảm động khi đọc bài “Hội Nghị Copenhagen, Đan Mạch: V́  Nhân Quyền Việt Nam”; tôi xúc động khi đọc các bài tường thuật về  những buổi đi làm từ thiện của tác giả, như, “Một Chuyến Đi Ngậm  Ngùi”; và tôi rơi lệ v́ những bài chị viết để tưởng niệm những người quá  văn có công lớn với cộng đồng, như “Người Đă Đi Nhưng Người Vẫn  Ở Bên Ta: Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn...”. Và c̣n nhiều, nhiều  lắm, những bài viết xúc động khác. 

Vài bài viết ở cuối Tuyển Tập càng khiến cho người đọc cảm nhận được cái tâm lành, cái tư chất thiện lương của nữ kư giả Kiều Mỹ  Duyên. Trong “Hăy Cho Nhau Tiếng Cười,” tác giả đă trải ḷng ḿnh  cùng với vạn vật, với nhân sinh. Kính mời quư vị hăy cùng tôi đọc một  đoạn sau đây để hiểu được tâm tư vị tác giả đầy ḷng nhân ái, “Hăy cho  nhau nụ cười, cho nhau tiếng cười.... Yêu người, yêu đời qua tiếng cười.  Hăy yêu thương, ḷng rộng mở, tiếng cười của ḿnh sẽ hồn nhiên hơn,  gịn giă hơn. Tôi yêu tiếng cười của trẻ thơ khắp nơi, nhất là các em  trong viện mồ côi. Hăy ôm chặt các em trong tay với trái tim nồng nàn,  chúng ta sẽ t́m thấy t́nh người trong ṿng tay ấm áp của ḿnh. Hăy  nắm chặt tay người già trong viện dưỡng lăo, chúng ta sẽ cảm nhận  được người cần người dù trong chốc lát...” (TT KMD, tr. 434) 

Và cái thông điệp tác giả Kiều Mỹ Duyên chuyển tải đến độc giả  trong bài viết cuối cùng, “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống” đă 

khiến cho ḷng tôi thật thanh thản, nhẹ nhàng sau khi đọc những câu  chuyện về sự mất mát, sự ra đi của những người tác giả thân quen.  “Sống lạc quan, đời sống sẽ đẹp hơn. Hăy yêu thương, yêu người, yêu  đời, yêu thiên nhiên, yêu tiếng chim hót líu lo trong vườn buối sáng, yêu  những cành đào, cành mai rung rinh trong gió th́ ḷng ḿnh sẽ thanh  thản hơn, nhẹ nhàng hơn. Đâu phải giàu có mới hạnh phúc.” (TT KMD,  tr. 459) 

Tóm lại, “Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN - HOA CỎ BÊN  ĐƯỜNG” của nữ kư giả Kiều Mỹ Duyên là một tác phẩm có thể gọi là  “để đời” cho chính tác giả, và để “lưu cho hậu thế” đối với những thế hệ  nối tiếp con cháu người Việt Nam chúng ta nơi hải ngoại. Không thể nào  diễn tả hết ư nghĩa của tác phẩm độc đáo đầy giá trị này trong chỉ vài  trang ngắn ngủi. Phải đọc hết, mới thấy hết, mới cảm hết.  

Xin kính trân trọng giới thiệu Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN đến  với độc giả gần xa. 

California, Tháng Tư, 2021 

Phương Hoa