HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG- KIỀU MỸ DUYÊN
Thi sĩ Chinh Nguyên 

Thi sĩ Chinh Nguyên (bên phải) và tiến sĩ Hồng Dũng trong show Mạn Đàm ngày 11 tháng 5 năm 2022 giới thiệu buổi ra mắt sách HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG sắp tới của Kiều Mỹ Duyên. 


    Tôi biết tên người nữ trẻ Phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên thời kỳ 1969 do Thầy Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh (cha nuôi của tôi) thường nhắc tới khi ông c̣n là Tổng Thư Kư Việt Tấn Xă Việt Nam, và dạy tại Trường Đại Học Vạn Hạnh khoa báo chí trên đường Trương Minh Giảng.

    Ông khen người nữ kư giả báo Ḥa B́nh can đảm đi theo Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, và Nhảy Dù khắp 4 vùng chiến thuật, chiến trường.

    Ông thường nói: Làm kư giả phải có sao viết vậy trong tin tức – tôn trọng độc giả và không bỏ thêm thiên kiến của ḿnh vào bài viết để hướng dẫn độc giả theo ư ḿnh.  Kiều Mỹ Duyên làm được ba điều này.

    Và cũng v́ theo gót các chiến đoàn khắp nơi nên tác phẩm “Chinh Chiến Điêu Linh” được xuất bản trong thời gian chiến tranh, nhưng trong tác phẩm “Chinh Chiến Điêu Linh” tôi không t́m ra được những ḍng chữ cổ súy hận thù, mà toàn những h́nh ảnh chiến tranh, máu lửa, khổ cực của các chiến sĩ tham gia trận chiến, không một lời than oán.

    Trong tác phẩm “Chinh Chiến Điêu Linh” là một lối văn chân thật, mộc mạc nhưng đầy t́nh thương và hướng về tương lai đoàn kết không hận thù.

    Qua Mỹ, tôi có dịp gặp tác giả của “Chinh Chiến Điêu Linh” qua buổi ra mắt, và giới thiệu tác phẩm, tác giả cùng chung tổ chức với nhà văn Quốc Nam, CEO của tổ chức Đông Phương tại Seattle, và tôi đại diện Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt tại San Jose, trong hội trường Hội Cựu Quân Nhân trên đường 10th.

    Lần đầu gặp chị, tôi có cảm tưởng như đă quen từ lâu với cách ăn nói thân thiện dễ mến và tôn trọng người đối diện của chị. Tôi buột miệng gọi chị là Chị Hai, và từ đó chị coi tôi như em ruột rất có t́nh và lo lắng cho người em khác họ nới xứ lạ điêu linh quê người.

    Sau những ngày dài chị, em quen biết nhau, tôi phát giác ra Chị Hai Kiều Mỹ Duyên có rất nhiều bài viết tản mạn khắp các báo hải ngoại, trên Internet, và radio. Những bài viết này như những bài báo kể chuyện về những sinh hoạt cộng đồng Việt tại hải ngoại và từ thiện.

    Tôi đề nghị chị gom lại in thành sách, nếu không sẽ mất, và sẽ chẳng bao giờ t́m ra như cha nuôi của tôi (thầy Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh). Những bài viết của Thầy cả ngàn bài đă lưu lạc đâu đó nhưng không thể gom lại!

    Chị bằng ḷng và tác phẩm “Hoa Cỏ Bên Đường” được thành h́nh với 41 bài viết chọn lọc, và hơn 400 trang do nhóm in ấn (Giáo Sư Thái Phạm, văn thi sĩ Phương Hoa) của Văn Thơ Lạc Việt thực hiện.

 

Tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường- Kiều Mỹ Duyên


    Tôi đọc qua “Hoa Cỏ Bên Đường” và chợt nhận ra rằng, những cánh hoa mọc bên đường thật sự là những cây hoa đẹp và hoang dại đứng trước mưa băo, gió ngàn phương ngày đêm đổ về. Sau những trận phong ba, cây hoa vẫn ngạo nghễ đứng vững trổ bông ven đường với đời và rơ nét trên thảm cỏ xanh tươi đầy hy vọng! Một thiên đàng đơn thuần, thanh khiết, mỏng manh nhưng chứa đầy sức mạnh lạ lùng trong t́nh yêu thương và tha thứ.

    Những bài viết trong “Hoa Cỏ Bên Đường” cũng vậy, chúng toát ra một t́nh người nồng nàn, tràn đầy hy vọng, không than van và luôn mong một xă hội tương lai tốt đẹp hơn như ḷng tác giả, Chị Hai Kiều Mỹ Duyên.


Ồ hoá ra là cây hoa dại,

Giữa nắng chan ḥa gió mưa sa.

Ngạo nghễ, hiền ḥa bên cỏ biếc,

Cúi nh́n đời thương rộng bao la...

 

    Mong độc giả mở đọc “Hoa Cỏ Bên Đường”, một tác phẩm giá trị t́nh người trong yêu thương, đoàn kết và luôn đẹp như ḷng tác giả cưu mang.


Thi sĩ Chinh Nguyên