Trung Quốc sẽ sụp đổ

(The Coming Collapse of China - Gordon G. Chang)

Từ 1978 đến giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã có được nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và có vẻ họ đang nghĩ cách thống trị Á Châu, và xa hơn thế, trong tương lai.  Nhưng trong cuốn The Coming Collapse of China, sau khi tập trung trên những sự kiện thay vì lý thuyết và nhìn vào những điều kiện phía sau những con số to lớn, Gordon Chang trình bày Cộng Hòa Nha Dân như một nghiên cứu về một tiềm năng hoang phí: "Nếu nhìn bên dưới bề mặt thì sẽ thấy một Trung Quốc yếu kém, một quốc gia đang suy thoái trong tầm dài và thậm chí đang trên bờ vực sụp đổ.  Những triệu chứng suy hoại đang được nhìn thấy khắp nơi."  Đối với một quốc gia vốn luôn luôn có một cái nhìn xa về lịch sử, thời gian đang nhanh chóng hết. 

Vì không thể hoàn tất việc cải tổ của họ nên Trung Quốc đã duy trì một ảo tưởng về tiến bộ, nhưng trong thực tế, họ đã gây ra nhiều vấn đề hơn là những cơ hội cho những doanh gia tiềm năng và các nhà đầu tư ngoại quốc.  Vì cải tổ không đủ nhanh hay bao quát, Trung Quốc không có khả năng khai thác những lợi ích của công cuộc hiện đại hóa của họ hay bắt kịp về mặt kỹ thuật với phần lớn thế giới. Việc chính phủ cố duy trì những xí nghiệp quốc doanh không những khiến Trung Quốc mất khả năng cạnh tranh mà còn khiến cho những ngân hàng thất bại vì phải cho các xí nghiệp nầy vay tiền mà không lấy lại được.  Nạn thất nghiệp làn tràn, tham nhũng bên trong Đảng Cộng Sản, hàng triệu nông dân bất mãn, và thiếu lãnh đạo nói chung đang đe dọa ổn định chính trị. Đang Cộng Sản chỉ biết đàn áp nhưng không còn khả năng lãnh đạo, chỉ duy trì kiểm soát thông qua bạo lực và bản năng phục tùng của người dân.  Cùng lúc đó, những tệ đoan xã hội như cờ bạc, ma túy, đĩ điếm đã trở thành những vấn đề lớn lao.

Bị kẹt giữa chủ nghĩa Cộng Sản và chủa nghĩa Tư Bản, Trung Quốc đang trôi dạt, vừa không muốn đi tới nhanh theo yêu cầu vừa không thể quay trở lại. Không ai rõ cái gì sẽ cản lối khi tên khổng lồ sụp đổ.

Dù đã qua một thập niên, những tiên đoán của Gordon Chang vẫn còn giá trị.  TQ đã vượt trội các quốc gia khác vì đó là chiều lên của một siêu chu kỳ (upward supercycle) của ba thập niên, chủ yếu vì ba lý do.  Thứ nhất, chính sách chuyển biến "cải tổ và mở cửa" của Đặng Tiểu Bình, được tiến hành lần đầu tiên cuối thập niên 1970.  Thứ nhì, thời kỳ thay đổi của Đặng trùng hợp với sự kết thúc Chiến Tranh Lạnh, đưa đến việc bãi bỏ những hàng rào chính trị đối với thương mại quốc tế.  Thứ ba, tất cả những biến cố nầy xảy ra trong khi TQ đang hưởng lợi về mặt dân số, một kích thước phi thường trong lực lượng lao động. Một yếu tố tiêu cực khác đã giúp kéo dài sự tồn tại của TQ sau khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới là những thủ đoạn lái buôn và vi phạm luật lệ của tổ chức nầy của họ. Sự tăng trưởng toàn cầu của hai thập niên vừa qua đã kết thúc năm 2008 khi những thị trường trên thế giới sụp đổ.  Những biến cố náo động của năm đó đã khiến kết thúc giai đoạn cực kỳ dễ dãi trong đó các quốc gia cố kết nạp TQ vào hệ thống quốc tế và đã khoan nhượng những chính sách lái buôn của họ. Tuy nhiên, bây giờ mọi quốc gia đều muốn xuất khẩu nhiều hơn và, trong một kỷ nguyên bảo hộ hay mậu dịch quản lý, TQ sẽ không thể xuất khẩu phương án làm giàu như họ đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu cuối thập niên 1990.  TQ bị lệ thuộc nhiều hơn vào mậu dịch thế giới so với những quốc gia khác, do đó sự xung đột mậu dịch - hay thậm chí giảm cầu trên toàn thế giới - sẽ gây thiệt hại cho họ nhiều hơn nước nào khác. Sự sụp đổ của Trung Quốc sẽ dứt khoát không tránh khỏi.


<
XIN TÌM ĐỌC
Trung Quốc sẽ Sụp Đổ
(Amazon.com - ISBN )

Phiên bản bìa mềm có thể đặt mua với
(I) Đỉnh Sóng P.O. Box 8231 Fountain Valley, CA 92728 - (714) 473-3691 - dinh-song@att.net
(II) Nhà sách Tự Lực và các nhà sách VN tại Mỹ
ĐT: (714) 531-5290 ** Email: buybooks@tuluc.com
Tu Luc Website: TULUC.COM